Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Đời Sống Văn Hóa Văn hóa
Mất:6 phút, 15 giây để đọc

Được xây dựng từ năm 1960 tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là nơi lưu trữ các nét đẹp văn hóa của dân tộc nước nhà. Là nơi nghiên cứu, giáo dục lịch sử văn hóa, lịch sử đấu tranh cho thế hệ mai sau. Ngày 17 tháng 12 năm 2020 tại TP. Thái Nguyên, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đồng thời tại buổi lễ cũng tổ chức khai mạc trưng bày – trải nghiệm Mảnh ghép thời gian. Buổi lễ có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương. Còn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Văn Lượng  dự buổi lễ và cắt băng khai mạc trưng bày.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu tại buổi lễ

Tại buổi lễ Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định. Qua hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. Bảo tàng đã thực hiện tốt vai trò to lớn của mình. Là nơi lưu trữ các tư liệu dân tộc nước nhà, giúp bảo tồn. Phát huy giá trị di sản văn hóa Nước nhà. Là nguồn tài liệu giáo dục truyền thống cách mạng. “Bộ VHTTDL ghi nhận và biểu dương những thành tích.  Mà Bảo tàng đã kiên trì, miệt mài nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản. Với trên 53 ngàn tài liệu, hiện vật về di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam…”, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu tại buổi lễ

Bên cạnh đó, đơn vị thường xuyên tăng cường các hoạt động văn hóa đối ngoại. Hợp tác trao đổi nghiệp vụ với các Bảo tàng, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế. Thiết thực nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn. Đồng thời phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa các dân tộc Việt Nam và ASEAN. Nhờ đó, các giá trị văn hóa truyền thống lan tỏa đến người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. “Những thành quả đó là sự cố gắng, nỗ lực, ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo tồn. Phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam, văn hóa ASEAN của các thế hệ cán bộ Bảo tàng…”. Theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương.

Lãnh đạo Bộ có những chỉ đạo tại buổi lễ

Bên cạnh đó, cần  mở rộng  sự phối hợp, trao đổi với các cơ quan ở Trung ương và địa phương. Cũng như các tổ chức quốc tế trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời nâng cao giá trị của các sản phẩm văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. trước những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Bảo tàng cũng cần nghiên cứu việc số hóa các tài liệu, hiện vật. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong trưng bày, giới thiệu, quảng bá. Nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tế và nhu cầu thưởng lãm ngày càng cao của nhân dân.

Lãnh đạo Bộ bày tỏ tin tưởng rằng trong thời gian tới. Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ có những bước phát triển mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Bộ VHTTDL giao phó. Phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong cuộc sống đương đại.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đã trao tặng Bằng khen

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho 5 tập thể và 19 cá nhân đã có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị sưu tập hiện vật về di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập.

Thứ trưởng trao tặng bằng khen cho Bảo tàng Văn hóa

Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam Nguyễn Thị Ngân chia sẻ. Với những công việc thầm lặng, các thế hệ cán bộ Bảo tàng trong chặng đường 60 năm qua đã đóng góp nhiều thành quả vào công cuộc bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hóa Việt Nam và công cuộc hợp tác quốc tế. “Thành quả đó là trách nhiệm, là tình yêu của mỗi cán bộ Bảo tàng với sự nghiệp mình đang gắn bó. Từ Bảo tàng Việt Bắc đến Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Từ 19.12.1960, khi thế hệ lãnh đạo đầu tiên đặt nền móng xây dựng Bảo tàng đến dấu mốc sau 6 thập kỷ- 19.12.2020”, bà Ngân phát biểu.

Ghi dấu mốc kỷ niệm 60 năm thành lập, ngay trong sáng 17.12.  Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã khai mạc hoạt động trưng bày trải nghiệm mang tên Mảnh ghép thời gian.

Nhiều không gian, mô hình trải nghiệm sống động đã được thiết kế trong không gian Bảo tàng. Hoạt động trải nghiệm này nhằm thiết thực tôn vinh sự đa dạng của Bảo tàng. Xây dựng các chương trình mang tính giáo dục. Là sự trải nghiệm phù hợp với học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu. Đồng thời, với nhiều nội dung về chủ đề truyền thống cách mạng. Mảnh ghép thời gian đã tôn vinh các chiến sĩ QĐND Việt Nam, học sinh, giáo viên. Những người đã đồng hành với Bảo tàng trong 60 năm qua.

Một số hoạt động tại không gian trải nghiệm Mảnh ghép thời gian

Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Thị Ngân cho biết. Thông qua 6 cụm trưng bày, với gần 1000 ảnh tư liệu, 25 hoạt động trải nghiệm về nghiên cứu. Sưu tầm tư liệu, trưng bày thuyết minh về lịch sử dân tộc. Vượt chướng ngại, tiếp cận tri thức…Hình thức trải nghiệm này một lần nữa mang đến nhiều ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ. Một ngày tham gia nghiên cứu, trưng bày, trải nghiệm trong vai trò nhà nghiên cứu. Cán bộ bảo tàng, thợ thủ công, nhà thiết kế, ca sĩ, thợ nhiếp ảnh…, các em nhỏ có cơ hội thực hành nghiên cứu, tái hiện lịch sử, văn hóa dân tộc theo dòng thời gian, hoặc thẩm thấu câu chuyện của  anh bộ đội từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến nay.

Một số hoạt động tại Mãnh ghép thời gian

“Mỗi người tham gia trải nghiệm đều có thể thấy được cả trang sử hào hùng của dân tộc. Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoặc được hóa thân vào câu chuyện của người nghệ nhân, cán bộ bảo tàng, ca sĩ, nhà thơ, thợ thủ công… , qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt đối với thế hệ trẻ”, bà Ngân nhấn mạnh.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *