Bé đổ mồ hôi trộm là triệu chứng của bệnh gì? có nghiêm trọng không?

Bệnh trẻ em Sức Khỏe
Mất:4 phút, 18 giây để đọc

Trẻ sơ sinh vì cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên thường dễ mắc rất nhiều bệnh; vì lẽ đó khi thấy một dấu hiệu bất thường từ con đều sẽ khiến các mẹ rất lo lắng. Trong đó có trường hợp bé bị đổ mồ hôi trộm quá nhiều; và bạn cảm thấy lo lắng liệu bé đã mắc một căn bệnh nào đó không? Bé nằm ngủ lúc nào cũng ra mồ hôi rất nhiều; đặc biệt ở đầu, lưng, chân và tay… Vậy đây có phải chỉ là tiết mồ hôi bình thường ở trẻ; hay còn là triệu chứng của bệnh nào đó? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Phân biệt ra mồ hôi trộm với ra mồ hôi vì lí do khác

Đầu tiên bạn cần phân biệt thứ đổ mồ hôi tiết ra vì nóng nực hay vì bệnh để tránh lo lắng không cần thiết. Mồ hôi trộm thường ra nhiều vào ban đêm, làm ướt cả áo quần.

Bé ra mồ hôi trộm nhiều có nguy hiểm không?
Bé ra mồ hôi trộm nhiều có nguy hiểm không?

Thời tiết nóng cũng có thể khiến bé đổ mồ hôi. Khi bé bị ốm, nhiệt độ cơ thể lên cao hay là khi bé bị cảm lạnh cũng làm bé tiết nhiều mồ hôi. Ngoài ra, bệnh sốt rét, đổ mồ hôi là một chứng quan trọng ở trẻ con, dù không có cơn run. Bệnh lao phổi cũng đổ mồ hôi về đêm, dĩ nhiên, còn có những triệu chứng khác đi kèm như nóng dai dẳng, gầy ốm… Bệnh sốt xuất huyết cũng có chứng tiết mồ hôi như thế, thường có kèm theo các triệu chứng khác, dễ nhận biết. Bởi vậy, bạn cần phân biệt ra mồ hôi trộm hay do thời tiết; còn nếu bị bệnh nguy hiểm thường sẽ đi kèm với một vài triệu chứng khác.

Nguyên nhân bé bị ra mồ hôi trộm

Nguyên nhân của chứng ra mồ hôi trộm là do hệ thần kinh của bé chưa hoạt động hoàn hảo. Bé dễ bị xuất mồ hôi bất thình lình, vô cớ. Bình thường từ ba tuổi trở đi, chứng bệnh này tự nhiên sẽ khỏi.

Từ ba tuổi trở đi, chứng bệnh này tự nhiên sẽ khỏi
Từ ba tuổi trở đi, chứng bệnh này tự nhiên sẽ khỏi

Đổ mồ hôi trộm cũng là cách hữu hiệu để trẻ cân bằng nhiệt độ cơ thể do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ vẫn còn non nớt. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi khá cao so với kích thước cơ thể; nên khiến bé ra nhiều mồ hôi hơn. Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng sinh lý thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Giải pháp trong trường hợp bé đổ mồ hôi trộm quá nhiều

Một vài loại thuốc có tác dụng kìm hãm sự xuất mồ hôi có thể gây hại cho trẻ, không nên dùng. Cần đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh còi xương; một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều ở trẻ.

Lưu ý: Các bà mẹ trước đây khi bé có nổi những đốm trắng trên da, và cho là ban trắng, và đem bé đi hết thầy này, thầy khác cũng không khỏi. Thực ra đó đơn giản là đốm mồ hôi đọng lại ở lỗ chân lông. Khi bé bị ốm sốt, ta ít tắm, ít lau người cho bé; những giọt mồ hôi đọng lại ở ngoài da thành những đốm trắng. Có khi các đốm trắng đó bị nhiễm trùng thành các nhọt mủ nhỏ; chỉ cần lấy bông gòn thấm cồn lau là bao nhiêu “ban trắng” đều đi cả.

Phải tắm rửa thường xuyên cho bé. Bé càng nhiều mồ hôi càng chịu khó lau rửa. Dù bé bị bệnh cũng nên lau qua bằng nước ấm cho sạch sẽ. Da sạch thì mới có chỗ cho mồ hôi tiết ra và nhanh khỏi bệnh. Nên nhớ trẻ không chỉ thở bằng mũi mà còn “thở” được bằng da nữa!

Để hạn chế tối đa tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ; cha mẹ nên giữ nhiệt độ phòng thoáng mát; không quấn quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé khi ngủ để trẻ có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Ngoài ra, đối với trẻ em đổ nhiều mồ hôi trộm, ba mẹ cần bổ sung cho trẻ vitamin D bằng cách phơi nắng; giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ và phòng ngủ thơm tho, thoáng mát. Tạo cho bé có chế độ dinh dưỡng hợp lý với những loại rau quả; tránh ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, sinh nhiều năng lượng.

Kết luận

Trẻ đổ mồ hôi trộm là một hiện tượng sinh lý khá bình thường. Nếu bé chỉ ra nhiều mồ hôi ở đầu, không kèm theo bị rụng tóc vành khăn, không kén ăn lười bú, … và vẫn tăng cân bình thường thì cha mẹ không cần phải lo lắng.

Nguồn: blogmebimsua.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *