Dù đã qua tuổi dậy thì nhưng kinh nguyệt vẫn không đều; Bạn muốn tìm hiểu về bệnh vô kinh thứ phát, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách chữa trị căn bệnh này? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết sau đây!
Mục lục
Vô kinh thứ phát là bệnh gì?
Bạn đã từng nghe tới vô kinh nguyên phát và thứ phát; bạn có phân biệt được nó khác nhau như thế nào? Vô kinh nguyên phát là tình trạng nữ giới đã tới 15 tuổi nhưng vẫn chưa một lần có kinh. Còn vô kinh thứ phát là hiện tượng mất kinh từ 3 đến 6 chu kỳ liên tiếp với nữ giới đã có kinh nguyệt trước đó.
Những ai có khả năng bị vô kinh thứ phát?
- Bé gái trong tuổi dậy thì do khoảng thời gian này; nội tiết và hoạt động của buồng trứng trong cơ thể nữ giới chưa ổn định; nên gây hiện tượng vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì.
Phụ nữ dưới 25 tuổi - Chị em có nghề nghiệp phải hoạt động mạnh và quá sức; như vận động viên, diễn viên múa, diễn viên hành động,…
- Vô kinh thứ phát có thể do gen di truyền
- Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, bỏ ăn, bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều
- Phụ nữ luyện tập thể thao quá mạnh
Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì
- Do những bất thường trong cơ thể
- Rối loạn nội tiết hoặc rối loạn nhiễm sắc thể giới tính
- Do sự phát triển bất thường của bộ phận sinh dục làm kinh nguyệt bị ứ lại không thoát ra ngoài được
- Bé gái trước đây đã từng thực hiện cắt tử cung, dò bàng quang âm đạo
Do vấn đề tâm lý
Trong độ tuổi dậy thì, nếu bé gái chịu nhiều áp lực và bị stress quá mức do vấn đề học hành, gia đình;… thì sẽ khiến các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng; khiến quá trình rụng trứng bị dừng lại; gây ra hiện tượng vô kinh thứ phát.
Chế độ ăn uống không tốt
Một chế độ dinh dưỡng tốt hay không có ảnh hưởng rất lớn đến sự đều đặn của kinh nguyệt. Bé gái ở tuổi dậy thì nếu gặp phải trường hợp chán ăn, thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng, hoặc tăng cân quá nhanh; hoặc bé đang trong chế độ giảm cân thiếu khoa học thì sẽ làm gián đoạn những chức năng nội tiết tố trong cơ thể; làm dừng lại quá trình rụng trứng.
Do tác dụng phụ của thuốc
Nếu bé bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính phải dùng thuốc để điều trị, hoặc bé có sử dụng các loại thuốc như thuốc chống an thần; thuốc hóa trị trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng,… thì các loại thuốc này có thể có tác dụng phụ gây ra bệnh vô kinh thứ phát.
Thường xuyên vận động mạnh
Như đã chia sẻ ở trên, nữ giới thường xuyên vận động mạnh hoặc tập thể thao quá sức sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt; từ đó gây ra bệnh vô kinh thứ phát.
Sức khỏe suy yếu
Nếu bé gái trong độ tuổi dậy thì mà có thể trạng yếu ớt; đau ốm kéo dài liên tục thì khả năng có thể bị vô sinh thứ phát là khá cao.
Bệnh mất kinh thứ phát ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Đây là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe bé gái. Những người bị vô kinh thứ phát thì chu kỳ rụng trứng sẽ bị rối loạn; điều này ảnh hưởng tới việc thụ thai hay nói cách khác việc thụ thai sau này của bé là rất khó khăn.
Ngoài ra, vô kinh thứ phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất kinh hoàn toàn. Và tất nhiên điều đó đồng nghĩa với việc bé sẽ vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ.
Mất kinh thứ phát ở tuổi dậy thì chữa trị như thế nào?
Khi bé gái bị mất kinh liên tục 3 – 6 chu kỳ; để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, ba mẹ nên đưa bé đến khám ở các phòng khám chuyên khoa sản để được bác sĩ xét nghiệm; chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý ra tiệm thuốc tây mua và sử dụng để tránh xảy ra các hậu quả khôn lường.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để xử lý các vấn đề rối loạn hormone; một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật. Tuy nhiên, một số trường hợp nhẹ thì chúng ta có thể tự điều trị tại nhà bằng cách:
- Quay lại chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đủ chất, giữ cơ thể khỏe mạnh
- Giải tỏa căng thẳng, muộn phiền bằng cách tâm sự với người thân hoặc tìm các hoạt động giải trí
- Tập thể dục với cường độ phù hợp, không tập quá mức
Kết luận
Vừa rồi là những thông tin về căn bệnh vô sinh thứ phát. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với nữ giới ở giai đoạn dậy thì; vì vậy bị mất kinh 3 – 6 tháng liên tục, bé gái nên tâm sự với mẹ để được đến bác sĩ khám và điều trị kịp thời; tránh để bệnh tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này nhé.
Nguồn: vn.theasianparent.com