Cha mẹ giữ tiền lì xì của con là đúng hay sai ?

Gia đình Gia đình 360
Mất:5 phút, 39 giây để đọc

Mừng tuổi đầu xuân là một trong những nét đẹp văn hóa từ bao đời nay của người dân Việt Nam. Một trong những niềm vui lớn nhất của trẻ nhỏ chính là nhận tiền lì xì từ người thân. Sau những ngày Tết, ba mẹ thường hay đề nghị giữ giúp tiền lì xì Tết cho con. Thế nhưng, theo luật ban hành nếu lấy tiền lì xì Tết của con thì ba mẹ và người thân trong gia đình có nguy cơ bị phạt tiền lến đến 1.000.000 đồng.

Hiện nay, dư luận đang có rất nhiều ý kiến trái chiều về quy định xử phạt hành chính khi cha mẹ giữ lì xì của con. Có người ủng hộ vì muốn để con học cách tự quản lý tài sản của mình. Nhưng cũng có người lại cho rằng cha mẹ có lấy tiền mừng tuổi của con cũng vì muốn tốt cho con.

 Nhiều người lo ngại giữ tiền lì xì của con sẽ bị phạt
                               Nhiều người lo ngại giữ tiền lì xì của con sẽ bị phạt

Vậy sau mỗi dịp Tết, việc trẻ nhỏ có được phép tự giữ tiền lì xì không ? Hay phải đưa cho bố mẹ “giữ hộ” tiền lì xì lại gây nên không ít băn khoăn?

Và thực hư chuyện này là như thế nào ?

Đó là tài sản riêng?

Những ví dụ hay câu chuyện trên được nhiều người dẫn giải ra từ quy định. Tại điểm a, khoản 2, Điều 56 Nghị định 167/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo quy định, hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xem là hành vi bạo lực về kinh tế và sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Việc phạt tiền sẽ được thực hiện như một biện pháp hành chính đối với một trong những hành vi: a – Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình; b – Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại… c – Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Con cái cũng có tài sản riêng ?

Nhiều người đưa ra ví dụ và cho rằng tiền lì xì Tết được coi là tài sản riêng của con. Khi con cái được người khác lì xì tiền Tết. Mà cha mẹ yêu cầu con trẻ đưa tiền lì xì cho mình thì có thể bị xử phạt. Đưa ra dẫn chứng tại khoản 1, điều 75, luật Hôn nhân – Gia đình 2014; về quyền có tài sản riêng của con, quy định: “Con có quyền có tài sản riêng.

Tranh cãi về việc giữ tiền lì xì của con
                                                Tranh cãi về việc giữ tiền lì xì của con

Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con”. Nhiều người e ngại và hoang mang trước thông tin bị phạt tiền nếu giữ tiền lì xì của con.

Không nên quá cứng nhắc

Chị Nguyễn Thu Hương (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng. Không nên quá cứng nhắc về việc phạt cha mẹ khi giữ tiền lì xì cho con. Đây là điều không hợp lý bởi khi các con nhận được lì xì; thì cha mẹ cũng phải bỏ tiền ra lì xì cho trẻ con của gia đình khác. Bị phạt vì giữ tiền như thế sẽ gây bất ổn trong gia đình và phá vỡ các quy tắc ứng xử trong gia đình. Cũng như chị Hương, nhiều người chưa rõ thế nào là chiếm đoạt tài sản riêng của các thành viên trong gia đình. Vợ bắt chồng đưa tiền đi chợ, yêu cầu con phải nộp lại tiền lì xì có phải là bạo lực kinh tế?

Chuyên gia nêu ý kiến về việc giữ tiền lì xì cho con

Một số chuyên gia cho rằng, việc đưa ra dẫn chứng như trên là hiểu chưa đúng về quy định của Nghị định 167/2013 có hiệu lực từ cuối năm 2013; về hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình”. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định con cái có quyền có tài sản riêng.

Tuy nhiên, luật này cũng quy định tài sản riêng của con dưới 15 tuổi. Con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý; con đủ 15 tuổi trở lên có thể tự quản lý tài sản của mình hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Như vậy, việc cha mẹ giữ tiền lì xì của con là bình thường và không vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, phải có yêu cầu hoặc đơn tố cáo của con cái; khi đó mới có căn cứ xử phạt cha mẹ. Nếu giữa cha mẹ và con cái có sự thống nhất về việc quản lý tiền thì không ai bị xử phạt.

Quan điểm của cha mẹ về việc giữ tiền mừng tuổi cho con

Nhiều người ủng hộ quan điểm này, bởi trên thực tế, để con nhận được lì xì. Cha mẹ phải bỏ tiền ra để lì xì cho trẻ con gia đình khác. Bên cạnh đó, thường sau Tết; cha mẹ ngồi với con trao đổi về những kế hoạch sử dụng tiền. Như sẽ dùng tiền lì xì để mua sắm quần áo; đồ dùng học tập hay gửi tiết kiệm, đút tiền vào heo đất… Việc trao đổi sử dụng tiền lì xì với con chính là cách giáo dục con cách tiêu tiền. Chính vì thế, giữ hay không giữ tiền lì xì của con là câu chuyện giáo dục tài chính cho con của mỗi gia đình.

Đưa ra những dẫn chứng để minh họa cho quy định pháp luật trong mấy ngày qua đã gây “bão” dư luận. Tạo ra những hiệu ứng ngược trong xã hội; về cách nhìn nhận vấn đề tiền bạc hay ứng xử trong gia đình. Nhiều người còn cho rằng, với những thông tin; dẫn chứng đó tạo ra khoảng cách giữa con cái và cha mẹ. Phá vỡ những nguyên tắc hay cách giáo dục trong mỗi gia đình.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *