“Trẻ em khuyết tật cũng biết cười, biết yêu thương; biết bộc lộ cảm xúc và có tiềm năng của bản thân. Nhưng những thứ ấy có được nhận ra; được phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào thái độ của gia đình; xã hội đối với các em. Và thái độ thì lại phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận về các em. Hãy thay sự cảm thương tội nghiệp đổi bằng sự ủng hộ và trân trọng với trẻ em khuyết tật”.
Là tâm sự của một trong ba thành viên đồng sáng lập dự án Trăng Khuyết – Lê Thu Uyên; tại buổi đàm tọa giữa các chuyên gia tâm lý và hàng chục phụ huynh kém may mắn có con cái là trẻ em khuyết tật tại địa bàn Thành phố Hà Nội; diễn ra ở Trung tâm văn hóa Hoa Kỳ, ngày 29/8.
Mục lục
Tâm trạng của gia đình có trẻ em bị khuyết tật
Gia đình nào có trẻ kém may mắn do bị khuyết tật luôn tự dằn vặt bản thân; khi không thể giúp được con cái của mình; họ đều hiểu về những bất cập con cái phải trải qua cả về tinh thần và thể chất. Mong muốn lớn nhất của gia đình có trẻ em bị khuyết tật là giáo dục thế nào; khuyên bảo ra sao để các con ra đời có thể hòa nhập với cộng đồng; được cộng đồng đối xử như những người bình thường như bạn đồng trang lứa. Lí do chính là khi trẻ mắc chứng khuyết tật trí tuệ, down hoặc tự kỷ; thì hành vi của trẻ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ khác biệt mà cộng đồng khó thể chấp nhận.
Câu chuyện gia đình chị Nguyễn Phương T
Chị Nguyễn Phương T; có con là trẻ khuyết tật chia sẻ về khó khăn trong cách chỉ bảo con ngay ở bữa ăn hàng ngày; bởi khi chị nói con rất lắng nghe nhưng với cách nói của chồng chị thì con chị luôn có phản ứng lại; và đôi khi quá căng thẳng ức chế thì con lại tự tìm cách tự hủy hoại bản thân. Đồng cảm với câu chuyện của chị Phương T; chuyên gia cũng nói rằng đấy là câu chuyện thường xảy ra trong tất cả các gia đình có con là trẻ khuyết tật; bởi nhiều gia đình cũng chưa có được sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về việc chăm sóc; nuôi dạy con.
Qua câu chuyện đó chuyên gia cũng mong muốn các bậc phụ huynh có thể dạy dỗ con tự lập trong cuộc sống; tự chăm sóc bản thân cũng như phụ giúp gia đình việc nhà và sau đó giúp con hòa nhập với cộng đồng; với các nhóm xã hội để tạo cho trẻ khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động như văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao….
Câu chuyện gia đình cô Thu Hà
Cũng chung quan điểm cần cho trẻ khuyết tật có thể hòa nhập với cộng đồng; cô Thu Hà có con gái 27 tuổi là trẻ khuyết tật bẩm sinh mong muốn cộng đồng có cái nhìn cởi mở hơn về trẻ khuyết tật; để cho những người như con cô có thể tham gia vào các hoạt động chung. Bản thân con gái cô rất thích chơi với bạn bè xung quanh nhưng trẻ em hàng xóm thì không ai chơi cùng; mỗi lần bị trẻ con xung quanh trêu chọc gọi là con điên; con dở thì con gái cô dường như thành con người khác hẳn; em sẵn sàng lao vào đánh mắng tất cả mọi người.
Chỉ khi đi sinh hoạt tại câu lạc bộ văn nghệ cho trẻ khuyết tật; thì lúc đó con cô mới tìm thấy được niềm vui với những người cùng cảnh ngộ; với sự quan tâm chăm sóc dạy dỗ của các bạn tình nguyện viên.
Câu chuyện gia đình cô Tuyên và mong ước giúp đỡ trẻ em khuyết tật
Trong buổi tọa đàm, mọi người cũng vô cùng cảm động khi biết câu chuyện của cô Tuyên có con gái 40 tuổi bị khuyết tật; đang tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ văn nghệ trẻ Hà Nội. Cứ mỗi lần đưa con gái đến sinh hoạt ở đó là cô luôn ở lại không chỉ để chăm sóc con mình; mà còn giúp mọi người chăm sóc cho tất cả trẻ em khuyết tật ở đó; bởi với cô đó xuất phát từ tình thương với trẻ có hoàn cảnh giống con mình; và muốn san sẻ sự vất vả với những tình nguyện viên ở câu lạc bộ.
Cô Tuyên cũng cho rằng buổi tọa đàm do dự án Trăng khuyết tổ chức hôm nay rất bổ ích với tất cả các bậc phụ huynh có con em là trẻ khuyết tật; bởi bản thân cô dù cũng đã có mấy chục năm kinh nghiệm chăm sóc dạy dỗ con gái mình từ việc sinh hoạt cá nhân; hát múa đến việc cầm tiền và giấy mang ra chợ mang đồ về nhưng cũng chỉ là rút kinh nghiệm dần; chứ chưa thể theo đúng quy cách, từng bước theo từng nấc thời gian như trao đổi của chuyên gia. Cô mong rằng sau buổi này sẽ còn nhiều buổi tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm; cũng như những khó khăn gặp phải của các bậc phụ huynh có cùng hoàn cảnh để cùng giúp nhau hoàn thiện hơn trong việc nuôi dạy con cái.
Lời khuyên
Mỗi đứa trẻ khuyết tật sẽ sống, sinh hoạt và hành động theo một quỹ đạo riêng; đôi khi khác biệt với những người xung quanh. Do đó, việc chia sẻ những khó khăn, những kinh nghiệm trong việc dạy dỗ; chăm sóc các con giữa các bậc cha mẹ và sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý; những người hoạt động xã hội; sẽ giúp các gia đình và các em có thể nhìn thấy và xây dựng được tương lai tươi sáng hơn.
Nguồn: baovanhoa.vn