Đưa hàng Việt tham gia trực tiếp vào mạng lưới phân phối của nước ngoài đã trở kênh phân phối bền vững, hướng đi hiệu quả của các doanh nghiệp Việt.
Mục lục
Hội nghị Tổng kết 5 năm triển khai Đề án
Ngày 17/12 vừa qua, Bộ Công Thương triển khai Tổng kết 5 năm Đề án: “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2020” tại Hà Nội.
Tham gia hội nghị, đại diện Bộ Công Thương, các bộ ngành, các chuyên gia; doanh nghiệp trực tiếp tham gia phân phối vào mạng lưới bán lẻ tại nước ngoài.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đỗ Thắng Hải Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao hiệu quả của Đề án. Ông Hải cho biết, những năm trở lại đây; những mặt hàng của Việt Nam đã được đặt trên kệ tại các siêu thị và đến tay người tiêu dùng nước ngoài thông qua các hệ thống phân phối; các kênh bán lẻ trên toàn cầu. Đạt được hiệu quả nêu là được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp phân phối; các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới. Hàng Việt được đưa vào hệ thống phân phối, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ của các Tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Đây thực sự trở thành một kênh xuất khẩu hiệu quả, bền vững.
Đề án “Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 3/9/2015; giao Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Năng cao năng lực doanh nghiệp
Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua; Bộ Công Thương đã phối hợp với các Tập đoàn phân phối nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam như: WalMart, AEON, Central Retail, Lotte, Mega Market tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho các DN xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể, từ năng lực sản xuất, năng lực phát triển sản phẩm; thị trường, đến kết nối giao thương cho DN với người mua hàng; để đưa hàng Việt trực tiếp thâm nhập vào mạng lưới bán lẻ nước ngoài.
“Nhận thức của các DN Việt Nam về một mô hình kinh doanh mới đã ngày càng sâu sắc hơn. DN đã chủ động nghiên cứu; nắm bắt thị hiếu của thị trường quốc tế một cách kịp thời; phát triển được các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong các chuỗi cung ứng; đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Trải qua 5 năm triển khai, các hệ thống phân phối nước ngoài đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc thúc đẩy kim ngạch hàng xuất khẩu Việt Nam trong hệ thống của Tập đoàn ở nước ngoài. Đồng thời, góp phần xây dựng hệ thống các DN cung ứng hàng Việt đảm bảo chất lượng; nguồn gốc, đáp ứng những yêu cầu; tiêu chuẩn khắt khe nhằm hướng tới xuất khẩu bền vững.
Phương hướng phát triển
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã phân tích những kết quả đạt được trong giai đoạn 5 năm 2016 – 2020; thông qua việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động triển khai Đề án như: Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực DN; kết nối giao thương; tuần hàng Việt Nam tại nước ngoài; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; truyền thông; mời gọi các Tập đoàn phân phối lớn trên thế giới vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá những khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
Hội nghị đã thảo luận đưa ra mục tiêu, phương hướng; giải pháp triển khai Đề án cho giai đoạn tiếp theo 2021 – 2030; hướng tới định vị Việt Nam trở thành một nguồn cung quan trọng trong khu vực ASEAN của các Tập đoàn phân phối bán lẻ quốc tế.
Nhân dịp này, Bộ Công Thương cùng các Tập đoàn phân phối đã ra mắt bộ cẩm nang hướng dẫn DN Việt Nam xuất khẩu vào một số hệ thống phân phối là đối tác của Đề án. Bộ cẩm nang cung cấp những thông tin cơ bản; hữu ích về từng hệ thống cũng như giới thiệu quy trình lựa chọn nhà cung cấp; các yêu cầu, tiêu chuẩn của một số mặt hàng khi xuất khẩu vào các hệ thống phân phối như: AEON; Decathlon; Lotte; Central Retail, Mega Market.
Nguồn: kinhtedothi.vn