thuốc hóa đờm

Dược liệu quý hóa đờm được sử dụng trong y học cổ truyền

Bài thuốc hay Sức Khỏe
Mất:4 phút, 51 giây để đọc

Đờm chắc chắn là một trong những vấn đề gây khó chịu với cơ thể bạn thường gặp nhất. Nó có thể xuất hiện ở đường hô hấp; và cũng có thể gây nên nhiều vấn đề nguy hại khác cho sức khỏe; tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của vi khuẩn, virus.

Theo định nghĩa của Đông y; đờm là chất dịch nhớt và dính; được tạo ra trong quá trình hoạt động của lục phủ, ngũ tạng. Đờm không những ở phế; mà còn xuất hiện ở các tạng phủ. Nếu đờm ở phế thì gây bệnh cho đường hô hấp; nếu ở tỳ vị thì gây bệnh cho tỳ vị, làm cho ăn uống không tiêu, tích trệ. Nếu đờm ở não sẽ gây bệnh động kinh.

Thuốc hóa đờm dùng khi đờm ẩm đình lại; phạm vào phế khí khiến phế khí bị trở ngại, gây ho. Thuốc này sẽ hiups làm loãng đờm, trừ đờm. Ngoài tác dụng tại phế, nó còn được dùng trong các bệnh phong đờm, đờm tại não; như kinh giản, hôn mê, trúng phong. Y học cổ truyền cho rằng, đờm gây tắc các khiếu; nên thuốc hóa đờm có tác dụng thông khiếu. Thuốc nhóm này còn được dùng để trị các chứng như lao hạch ở cổ, nách, bẹn (hóa đờm nhuyễn kiên).

Trong y học cổ truyền có nhiều vị thuốc hóa đờm hiệu quả giúp điều trị triệt để từ gốc, hãy tham khảo cách phân loại và các vị thuốc bạn có thể gặp trong đời sống hàng ngày mà không hề hay biết.

Thuốc hóa đờm tùy theo tính chất mà chia làm 2 nhóm

Thuốc ôn hóa đờm hàn (Ví dụ: Bán hạ, bạch giới tử, cát cánh…) có vị cay, tính ấm, nóng. Dùng với chứng đờm hàn, đờm thấp do tỳ vị dương hư không vận hóa được thủy thấp ứ lại thành đờm; chất đờm lỏng, trong, dễ khạc ra, tay chân lạnh, đại tiện lỏng. Hàn đờm ứ lại ở phế gây ho, ứ lại trong kinh lạc, cơ nhục, gây đau nhức ê ẩm.

Thuốc thanh hóa đờm nhiệt (Ví dụ: Thiên trúc hoàng, trúc lịch, thường sơn, thiên môn…) có tính hàn, lương. Dùng điều trị chứng đờm hóa thấp nhiệt; uất kết gây ra ho, nôn ói ra đờm đặc, vàng, có mùi hôi; hoặc các chứng điên giản do đờm ngưng trệ, bệnh lao lâm ba kết, sưng tuyến giáp trạng.

Một số vị thuốc thanh hóa đờm nhiệt

Mạch môn

Tên khoa học:Ophiopogon japonicus Wall

Họ khoa học: Thuộc họ mạch môn đông (Haemodoraceae).

Thuốc hóa đờm: Mạch môn
Thuốc hóa đờm: Mạch môn 

Mạch môn hình giống cái suốt vải, giữa béo mập, tròn, dẹt, không đầu. Dài khoảng 1,6-3,3cm, đường kính phần giữa 0,3-0,6cm. Mặt ngoài màu vàng trắng, nửa trong suốt, có vân dọc mịn. Chất mềm dai, mặt cắt ngang mầu trắng, giống chất sáp, mịn. Giữa có lõi cứng nhỏ, có thể rút ra. Hơi có mùi thơm, vị ngọt…

Loại to, màu trắng vàng nhạt, chất mềm, nhai dính là tốt. Loại nhỏ, màu vàng nâu, nhai ít dính là loại kém.

– Bộ phận dùng: Rễ củ.

– Tính vị quy kinh: Vị ngọt đắng, tính hàn. Vào kinh tâm, phế, vị.

– Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận phế, thanh tâm. Chữa ho đờm, lợi tiểu, tâm bứt rứt khó ngủ, táo bón.

– Liều dùng: 6 – 12g/ ngày.

Bán hạ

Tên khoa học Pinellia ternata (thunb) bret (pinellia tuberifera ten).

Họ khoa học: Họ ráy (Araceae).

Thuốc hóa đờm: Bán hạ
Thuốc hóa đờm: Bán hạ

Mô tả dược liệu: Bán hạ hình cầu tròn hoặc hình tròn dẹt, hoặc dẹt nghiêng; đường kính 0,7-2cm. Mặt ngoài màu trắng hoặc màu vàng nhạt; phần trên thường tròn, phẳng, ở giữa có chỗ lõm,;đó là vết của thân, mầu vàng nâu. Xung quanh chi chít vết rễ chấm nhỏ;, mặt dưới thường hình tròn, tầy, bóng hoặc không phẳng, mầu trắng. Chất cứng, mặt bổ dọc hình quả thận; có bột, mầu trắng, bóng mịn. Loại củ già hoặc khô thì mầu trắng tro; hoặc có vân mầu vàng, không mùi, vị cay, nhấm thấy dính, tê lưỡi, ngứa họng.

– Bộ phận dùng: Rễ củ.

– Tính vị quy kinh: Vị cay, hơi nóng. Vào kinh tỳ, vị, phế.

– Công dụng: Táo thấp, hóa đờm, hòa vị, tiêu viêm, tán kết. Chữa ho có đờm, đau họng, đau đầu do đờm thấp, tiêu viêm, nôn mửa do lạnh.

– Liều dùng: 3 – 9g/ ngày. Thuốc sắc hay hoàn tán.

Cát cánh

Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq) ADC. var. glaucum Sieb. et Zucc.

Họ khoa học: Họ hoa chuông (Campanulaceae).

Thuốc hóa đờm: Cát cánh
Thuốc hóa đờm: Cát cánh

Mô tả dược liệu: Rễ cát cánh khô hình gần như hình thoi, hơi cong; dài khoảng 6cm-19cm, đầu trên thô khoảng 12-22mm. Bên ngoài gần màu trắng, hoặc vàng nhạt; có vết nhăn dọc sâu cong thắt; phần lồi ra hơi bóng mượt; phần trên hơi phình to. Đầu trước cuống nhỏ dài, dài hơn 32mm; có đốt và vết mầm không hoàn chỉnh,; thùy phân nhánh ở đỉnh; có vết thân, dễ bẻ gẫy, mặt cắt màu vàng trắng. Từ giữa tâm có vân phóng xạ tỏa ra.

– Bộ phận dùng: Thân, rễ

– Tính vị qui kinh: Vị đắng cay, hơi ấm. Vào kinh phế.

– Công dụng: Ôn phế, tán hàn, chỉ khát, trừ đàm. Chữa cảm mạo phong hàn, ho, ngạt mũi, khản tiếng, đau họng, tức ngực, vết thương ngoài da nhiễm trùng.

– Liều dùng: 3 – 9g/ ngày. Thuốc sắc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *