Hai trang web mạo danh các đơn vị hàng không có giao diện cực dễ nhầm lẫn đã không thể truy cập vào ngày 16/12 sau khuyến cáo của Vietnam Airlines.
Một trang web mạo danh giống hệt Vietnam Airline là vietnamairslines.com; bây giờ khi mọi người truy cập vào trang web giả mạo này sẽ được thông báo không thể kết nối đến máy chủ.Tên miền của website mạo danh Vietnam Airlines chỉ khác với tên miền của hãng hàng không Vietnam Airlines là có thêm chữ “s”. Website giả mạo này đã bị ngưng hoạt động không lâu sau khi hãng hàng không quốc gia Việt Nam ra thông báo chính thức.
Vietjetvn.com; một website được cho là mạo danh hãng hàng không VietJet Air cũng rơi vào tình trạng tương tự từ tối 15/12. Tuy nhiên, website này đã hoạt động trở lại, nhưng việc truy cập diễn ra chập chờn.
Vietnam Airlines cho biết sau khi phát hiện các website vi phạm về bản quyền thiết kế giao diện; logo; nhãn hiệu; tên miền gây nhầm lẫn… họ đã đề nghị các cơ quan chức năng xử lý. Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM đã kiểm tra; xác minh tên, địa chỉ của chủ sở hữu các website sử dụng nhãn hiệu của Vietnam Airlines.
Mục lục
Hacker Hiếu PC cho “bay màu” hai trang web mạo danh hãng hàng không
Sau khi nhận được đề nghị xử lý của các hãng hàng không. Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao trước thông tin về anh chàng hacker “hoàn lương” Hiếu PC vừa lập chiến công đầu tiên sau khi vừa trở về Việt Nam.
Cụ thể, anh đã chia sẻ trong nhó thông tin về an ninh mạng do chính mình lập nên; và thông báo rằng anh đã cho “bay màu” hai trang web mạo danh hãng hàng không trong nước lừa gạt người tiêu dùng sau một thời gian dài theo dõi. Hiếu PC sau khi phát hiện bất thường đã yêu cầu các bên liên quan ngắt kết nối cho hai trang web này và xử lý chỉ trong vài nốt nhạc.
Ngoài việc thông báo hai trang web mạo danh đã “biến mất” trên không gian mạng, Hiếu PC còn gửi những lời xin lỗi đến dư luận vì không làm việc này sớm hơn và hứa sẽ cố gắng tìm ra và xử lý nhanh chóng những trang mạng lừa đảo tầm cỡ như thế này.
Vẫn còn rất nhiều website giả mạo hãng hàng không trên Internet
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau sự việc này, trang giả mạo của Vietjet Air đã “hồi sinh”. Được biết, những người đứng sau trang “vietjetvn.com” đã khôi phục bằng cách thuê một server mới. Hiện trang này đã hoạt động bình thường. Một website mạo danh Việt Nam Airlines khác – vietnamaairlines.com (tên miền có thêm chữ ‘a’ ở giữa) – vẫn tồn tại và chưa bị xử lý. Khi tìm kiếm trên Google với tên các hãng hàng không; hàng chục tên miền dễ gây nhầm lẫn vẫn xuất hiện.
Phần lớn tên miền của các website giả mạo là tên miền quốc tế; được cung cấp bởi một đại lý tại Việt Nam. Đơn vị này cho biết, hai tên miền vietjetvn.com và vietnamaairlines.com không vi phạm nguyên tắc đặt tên nên vẫn được cấp và sử dụng.
Theo các chuyên gia, người dùng cần tự cảnh giác trước các website giả mạo này; đặc biệt cuối năm, nhu cầu đi lại bằng máy bay nhiều. Người dùng nên mua vé trên website, đại lý, phòng vé chính thức của các hãng và yêu cầu xuất hóa đơn theo quy định. Ngoài ra, có thể mua qua ứng dụng smartphone của các hãng hàng không.
Việc mạo danh lừa đảo xuất hiện ở không chỉ ngành hàng không
Việc mạo danh các thương hiệu lớn để lừa đảo từng diễn ra nhiều lần tại Việt Nam. Hồi tháng 8/2019, một website tại địa chỉ samsungvietnam.online được làm với giao diện giống website của Samsung; bán Galaxy Note10 hàng giả, giá 4,5 triệu đồng. Trên Facebook, nhiều fanpage mạo danh các trang thương mại điện tử lớn như Lazada; Shopee bán điện thoại rởm, khiến nhiều người bị lừa.
Tháng 11 vừa qua, một cá nhân làm website mạo danh ngân hàng bị phạt 7,5 triệu đồng do vi phạm quy định tại điều 5, nghị định số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, một trong những hành vi bị cấm là “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Nguồn: Vnexpress.vn