Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại Hà Nội 2020

Đời Sống Văn Hóa Văn hóa
Mất:6 phút, 2 giây để đọc

Văn hóa dân gian của người Việt ta vô cùng phong phú và đa dạng. Bao gồm các các phong tục, tập quán của ông cha ta, câu truyện cổ tích, truyện kể, truyện cổ tích, truyện cười… được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đó là truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc ta. Trong xã hội hiện đại hôm nay, bảo tồn, phát triển văn hóa dân gian càng phải được chú trọng. Bởi lẽ đó tối ngày 11 tháng 12, UBND TP. Hà Nội tổ chức Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại Hà Nội 2020. Buổi lễ diễn ra vô cùng sôi nổi. Với sự tham quan của hàng ngàn khán giả trong và ngoài nước. Điều đó cho thấy được công chúng luôn quan tâm, thích thú với các loại hình văn hóa dân gian nước nhà.

Giám đốc Sở VHTT Hà Nội, ông Tô Văn Động phát biểu

Tại buổi lễ khai mạc, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội, ông Tô Văn Động nhấn mạnh. Thủ đô Hà Nội là nơi lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Bao gồm nhiều di sản tư liệu quý giá, mang nét đặc trưng riêng văn hóa xứ Đoài, văn hóa Tràng An. Đây chính là nguồn nội lực giúp Hà Nội ngày càng hội tụ, lan tỏa. Góp phần xây dựng “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố Sáng tạo”.

Ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở VHTT Hà Nội phát biểu

Lễ hội văn hóa dân gian được tổ chức qua các năm

Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2019. Cũng là năm công bố Hà Nội gia nhập Mạng lưới các thành phố Sáng tạo của UNESCO. Lễ hội là hoạt động văn hóa được nhân dân và du khách đón nhận. Trở thành sản phẩm quảng bá văn hóa, du lịch hiệu quả của Hà Nội.

Năm nay, các quận, huyện, thị xã và nghệ nhân các làng nghề, các nhóm sáng tạo văn hóa đã nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cùng với thành phố tổ chức không gian văn hóa giới thiệu các làng nghề thủ công truyền thống. Sắp đặt, giới thiệu, trình diễn các sản phẩm nghề thủ công truyền thống đang được gìn giữ, phát huy giá trị trong đương đại.

Các hoạt động diễn ra trong lễ hội

Tại lễ hội, các nghệ nhân không chỉ trình diễn, thực hành quy trình làm các sản phẩm làng nghề độc đáo. Giới thiệu tới người dân và du khách những nét đổi mới trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống. Cũng như phát huy giá trị làng nghề trong đời sống đương đại.

Bên cạnh những tiết mục trình diễn đặc sắc. Công chúng được “thết đãi” những đặc sản văn hóa của đất Thăng Long- Hà Nội ngàn năm văn hiến. Lễ hội sôi động với các hoạt động giới thiệu và trình diễn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Đó là ca trù, hát ví, hát dô (huyện Quốc Oai). Đó là hát chèo Tàu (huyện Đan Phượng), hát trống quân (huyện Phúc Thọ), hát xẩm. Đó là múa rối cạn Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức), múa cồng chiêng của người Mường (huyện Thạch Thất)…

Các tiết mục nghệ thuật trong buổi lễ

Hiệu ứng đem lại từ lễ hội

Là hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian truyền thống trong xã hội đương đại. Nhằm thực hiện cam kết của thành phố Hà Nội khi tham gia Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO. Lễ hội diễn ra vào dịp cuối tuần, trùng với thời gian hoạt động của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm. Nên đã thu hút khá đông người dân và du khách.

Lễ hội là nơi quy tụ tinh hoa di sản văn hóa Hà Nội

Là nơi hội tụ những tinh hoa di sản văn hóa của Hà Nội, khu vực trưng bày và giới thiệu sản phẩm thủ công, mỹ nghệ có tính thiết kế sáng tạo, bố trí tại khuôn viên nhà Bát Giác, được sắp đặt với các gian hàng thiết kế hài hòa.

Nhiều sắc màu văn hóa dân gian được các nghệ nhân, làng nghề mang đến lễ hội. Lễ hội giới thiệu các làng nghề thủ công truyền thống. Với sự tham gia của các nghệ nhân trình diễn quy trình thực hành. Nhiều sản phẩm nghề thủ công truyền thống có thiết kế sáng tạo. Đang được gìn giữ, phát huy giá trị trong đương đại. Bao gồm  Nghề đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình); dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông). Đậu bạc Định Công (Hoàng Mai); dệt tơ tằm, tơ sen Phùng Xá (huyện Mỹ Đức); Nón lá Vĩnh Thịnh, đúc đồng Trường Tâm (huyện Thanh Trì);… Người dân không chỉ thưởng lãm các sản phẩm thủ công truyền thống, lịch sử làng nghề mà còn được xem và tự tay trải nghiệm quy trình làm nghề.

Tái hiện làng nghề trưng bày trong buổi lễ

Điểm đến thú vị cho du khách trong và ngoài nước

Khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, dọc đường Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch, người dân Thủ đô và du khách được mãn nhãn với không gian mỹ thuật dân gian trong đời sống đương đại. Các loại hình văn hóa dân gian giàu giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được giới thiệu tại đây.

Qua đó, người dân, du khách hiểu hơn những nỗ lực của chính quyền và người dân trong việc bảo tồn, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống (Nghệ thuật nặn tò he Xuân La); sản phẩm thủ công (mây tre đan, làm quạt giấy, làm nón lá); sản phẩm mang đậm yếu tố đương đại (dòng tranh mới được ghép từ các mảnh lụa, vải,…). Đặc biệt, không gian này còn có khu vực giới thiệu hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống Đình Làng Việt; khu vực giới thiệu không gian giao lưu, trải nghiệm văn hóa về Làng…

Cùng với thời gian, các giá trị văn hóa dân gian liên tục được tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Việc phát huy các di sản văn hóa dân gian trong đời sống đương đại không chỉ là bảo tồn cho đúng các giá trị nguyên bản, mà còn phải phát triển thêm các giá trị tốt đẹp, mang lại giá trị tinh thần cho người dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời là cơ hội khởi nghiệp sáng tạo cho giới trẻ, là nền tảng hội nhập thế giới.

Nguồn: Báo Văn Hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *