7 bí quyết mua sắm quần áo cũ hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Thời Trang Tư vấn mặc đẹp
Mất:4 phút, 53 giây để đọc

Thực tế cho thấy, việc mua sắm quần áo cũ là một trong những trải nghiệm khá thú vị trong hành trình “săn” đồ độc đáo với mức giá vô cùng dễ chịu và “dễ thở”. Và để có được một buổi mua sắm ưng ý, bạn đừng bỏ lỡ 7 bí quyết sau đây nhé.

Hiện nay, xu hướng mua quần áo cũ dần dà đã trở thành một thói quen của nhiều tín đồ thời trang cũng như các bạn trẻ. Những khu chợ hàng thùng ngày càng nhộn nhịp với lượng khách đa dạng. Cách mua sắm này không chỉ tiết kiệm chi phí; song đó cũng là cơ hội tốt để bạn có cơ hội tìm kiếm những trang phục độc đáo, cá tính từ các thương hiệu trong lẫn ngoài nước. Vì là hàng tuyển chọn nên hầu hết quần áo cũ đều là hàng độc nhất, mỗi kiểu chỉ có một chiếc.

1. Tìm kiếm cửa hàng bán quần áo cũ

Hãy tìm kiếm và chọn ra cửa hàng có mức giá và phong cách thời trang phù hợp với bạn. Ngoài ra, một số cửa hàng còn có chính sách ưu đãi cho khách hàng, hãy lưu lại các cửa hàng đó vì họ thường sẽ gọi điện cho khách quen báo thời gian “bật kiện”, nghĩa là khi họ mở một kiện hàng mới nhập về. Nếu có mặt đúng vào thời điểm này, bạn sẽ có cơ hội nhanh tay chọn cho mình những món đồ đẹp nhất.

Tìm kiếm những cửa hàng đồ cũ yêu thích
Tìm kiếm những cửa hàng đồ cũ yêu thích

 

2. Nắm bắt thời điểm mua sắm

Biết nắm bắt thời điểm mua sắm lý tưởng
Biết nắm bắt thời điểm mua sắm lý tưởng

Vào dịp đặc biệt như Giáng sinh, Haloween hay dịp lễ tết, thường sẽ có rất đông người đến mua sắm ở những khu trung tâm thương mại. Vì vậy , bạn nên để ý tránh những ngày này vì rất khó mua được quần áo phù hợp; và cũng khá mất thời gian của bạn. Thời gian thuận tiện và lý tưởng nhất là vào các buổi sáng; buổi trưa các ngày trong tuần.

3. Đừng để mắc bẫy “nhãn mác”

Rất nhiều người thích mua đồ hàng thùng vì cho rằng đây là quần áo nhập từ nước ngoài, dễ chọn được quần áo hàng hiệu cũ. Tuy nhiên, sự thật là ở nước ngoài, nhất là các nước châu Á, cũng tồn tại rất nhiều hàng nhái. Vì vậy, nếu bạn tìm thấy một chiếc áo khoác có nhãn Marc Jacobs hay một chiếc váy có nhãn Gucci thì cũng chưa chắc đó là hàng thật. Thậm chí, nhiều cửa hàng đồ cũ có “mánh” khâu thêm nhãn hàng hiệu vào để tăng giá quần áo lên nhiều lần. Vì vậy, khi đi mua hàng thùng, bạn hãy tập trung chọn mua kiểu dáng hay chất liệu bạn thích, đừng quan tâm đến nhãn hiệu.

Đừng để "mắc bẫy" cái gán nhãn mác
Đừng để “mắc bẫy” cái gán nhãn mác

4. Hãy biết cách chọn lọc

Hãy là người mua sắm thông minh và có chọn lọc
Hãy là người mua sắm thông minh và có chọn lọc

Nhiều người thường nghĩ rằng có thể giải quyết những vết rách, vết ố trên quần áo cũ. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công là rất thấp và việc mua quần áo cũ bị lỗi là khá mạo hiểm. Ví dụ, bạn có thể dùng thuốc tẩy để xóa đi những vết ố nhưng điều này cũng có thể làm mục bộ đồ vốn đã được xử lý qua nhiều loại hóa chất khi vận chuyển. Vì vậy, hãy ghi nhớ chọn lọc thật kỹ trước khi chọn mua bất kỳ món đồ cũ nào.

5. Liệt kê ra danh sách những món cần mua

Bạn sẽ bị choáng ngợp giữa một khu chợ hay shop đồ với bạt ngàn sự lựa chọn. Vì thế, nếu bạn đã định sẵn trong đầu một danh sách; việc này sẽ giúp bạn dễ tìm kiếm món đồ đang cần hơn. Đồng thời; bạn nên sẵn sàng mở lòng cho những bộ đồ thú vị xuất hiện tình cờ trước mắt để làm mới phong cách cá nhân. Với việc mua sắm đồ cũ; việc chi tiêu vượt ngân sách một chút cũng chẳng sao vì chúng sẽ không làm bạn “tổn thất” quá nhiều.

6. Ưu tiên những món đồ tối giản

Bạn không nên chọn những thiết kế quá lạc hậu.  Hãy thử mua những món đồ có kiểu dáng kinh điển; dễ mặc và ít lỗi mốt theo thời gian. Hay bạn có thể chọn những chiếc áo phông; váy liền có những họa tiết nổi bật; khác lạ, nhưng hãy trung thành với kiểu dáng đơn giản. Nên nhớ, đừng quá sa đà vào các kiểu váy xòe diêm dúa hay áo cut-out (cắt khoét) rách tả tơi.

Những món đồ tối giản luôn là lựa chọn tốt
Những món đồ tối giản luôn là lựa chọn tốt

7. Mua sắm thân thiện với môi trường

Việc mua sắm quần áo cũ được xem là một cách bảo vệ môi trường. Điều này càng có ý nghĩa hơn nữa nếu bạn sử dụng túi giấy thay vì túi nhựa khi đi mua sắm. Hoặc khi mua hàng qua kênh trực tuyến; bạn hãy yêu cầu hoặc đề nghị người bán không dùng bao bì ni lông; mà thay vào đó là túi giấy để bảo vệ mội trường. Hoặc khi mua tại cửa hàng, bạn có thể mang theo túi giấy; túi vải để đựng đồ.

Mua sắm thân thiện với môi trường
Mua sắm thân thiện với môi trường
Nguồn: elle.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *