Mâm cỗ ngày tết theo truyền thống của người Việt Nam

Ẩm Thực Ẩm thực Việt Nam
Mất:6 phút, 7 giây để đọc

Ai cũng vậy. Sau một năm tất bật với những nỗi to toan thường ngày vì mưu sinh, vì học tập,…Thì tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi của tất cả mọi người. Từ người già đến em nhỏ; dù là người giàu hay người nghèo. Từ học sinh sinh viên đến công chức nhà nước,… Mỗi khi dịp xuân về Tết đến, là toàn thể tất cả mọi người luôn háo hức mong đợi mâm cỗ đoàn viên.

Vì đây là dịp mọi người trong gia đình có thê quây quần bên nhau. Sau một năm bận rộn vì những với những dự định riêng. Dịp những người bạn nhiều năm không gặp. Vì công việc mà đưa đẩy con người tha phương tứ xứ cầu thực. Trong những dịp đặc biệt như vậy thì không thể thiếu mâm cỗ ngày tết.  Mâm cơm mang đậm dấu ấn ẩm thực của người Việt Nam. Như phong tục bao đời nay của cha ông để lại. Để mọi người có thể gắn kết với nhau. Và chúc nhau mong một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý,… đong đầy ý nghĩa may mắn, cát tường.

Dưới đây là những món ăn không thể vắng mặt của mọi nhà trong mâm cỗ ngày Tết.

Gà luộc món ăn truyền thống trong ngày Tết

Gà luộc - món ăn truyền thống ngày Tết
Gà luộc – món ăn truyền thống ngày Tết

Gà luộc là món không thể thiếu trong bất cứ một mâm cỗ cúng nào của người Việt Nam. Đặc biệt; Người Hà Nội xưa cực kỳ khó tính trong việc chọn gà làm mâm cỗ. Gà phải chọn đúng loại gà ri lùn thì thịt mới ngon, mới dai, mới ngọt; chân gà thì phải vàng đẹp để mang lại may mắn cho gia chủ. Đến nay, mọi người vẫn thường xem chân gà để đoán chuyện vui buồn sẽ xảy ra trong năm mới.

Khi chọn gà lễ phải nhìn vào tướng con gà. Con nào mào đỏ; lông mượt mà đuôi vểnh lên trông oai phong lẫm liệt thì là gà tốt để cúng tổ tiên, chư thần. Gà luộc vừa chín tới; chặt miếng rồi rắc lá chanh thái nhỏ lên. Người ta quan niệm thịt gà có tính lạnh; lá chanh có tính nóng; hai thứ kết hợp là điều hòa âm dương. Thường mọi người để gà cả con đem cúng; cúng xong hạ xuống mới đem chặt.

Bánh chưng món ăn truyền thống trong ngày Tết

Bánh chưng là món ăn ngày tết luôn phải có
Bánh chưng là món ăn ngày tết luôn phải có

Bánh chưng là món ăn đặc trưng của người miền Bắc trong ẩm thực truyền thống ngày Tết. Không có bánh chưng thì không gọi là ngày tết. Bánh chưng xanh mướt tượng trưng cho mặt đất màu mỡ vạn vật sinh sôi. Cũng thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu kính dâng ông bà cha mẹ. Bánh chưng phải chọn gạo ngon ngâm nấu cùng đỗ xanh. Thịt phải nửa nạc nửa mỡ để tránh bị khô. Nêm niếm gia vị và tiêu bắc cho dậy mùi rồi đem luộc bằng bếp củi mới đúng vị tết xưa. Cả nhà thức đêm canh nồi bánh. Trò chuyện vui vẻ hay cùng nhau chơi bài tú làm cho không khí ngày tết càng thêm vui.

Dưa hành món ăn truyền thống trong ngày Tết

Bánh chưng xanh thì phải đi đôi với dưa hành, cà muối. Dưa hành có vị cay cay , hơi chua được dùng ăn kèm với bánh chưng, thịt đông làm tăng thêm hương vị của thức ăn và giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Để có món dưa hành ngon thì cần chọn củ hành già, chắc đem cắt bỏ phần lá rồi ngâm củ hành vào nước tro khoảng 2 ngày. Sau đó vớt ra bóc vỏ và cắt rễ cho vào hộp muối với nước giấm nấu đường để nguội, khoảng vài ngày là ăn được.

Tôm chua đặc sản miền Trung món ăn đặc trưng trong ngày Tết

Tôm chua là một đặc sản nổi tiếng tại Huế và cũng là món ăn đặc trưng ngày Tết của vùng đất này. Tôm chua thường được ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, chuối xanh rất đậm đà. Chính vì vị chua mà món ăn này rất được ưa thích khi ăn kèm với các món ăn nhiều dầu mỡ vào ngày tết.

Thịt đông món ăn truyền thống trong ngày Tết

Thịt đông cực ngon và dễ ăn trong dịp tết
Thịt đông cực ngon và dễ ăn trong dịp tết

Thịt đông là món ăn ngon và chỉ có vào những ngày trời lạnh ở miền Bắc. Món ăn này có thể được làm từ thịt gà nhưng ngon nhất là làm bằng thịt chân giò lợn. Các nguyên liệu như thịt, mộc nhĩ, nấm hương được cho vào ninh nhừ đổ ra bát để qua một đêm đã trở thành món thịt đông vô cùng hấp dẫn.

Canh thịt hầm măng món ăn truyền thống trong ngày Tết

Canh thịt hầm măng
Canh thịt hầm măng

Canh thịt hầm măng cũng là món canh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết; đặc biệt là đối với người dân miền Bắc. Canh thịt hầm măng nấu khá cầu kỳ; cần đến cái tâm của người nấu thì canh măng mới ngon được. Thịt để nấu canh có nơi dùng sườn; có nhà dùng thịt chân giò, có nhà lại dùng đuôi lợn để làm nước dùng. Măng lưỡi lợn rửa sạch; ngâm kỹ rồi luộc cho đến khi măng mềm; đem rửa nước trong vắt mới được. Quá trình ngày cũng phải mất đến mấy ngày.

Canh khổ qua dồn thịt món ăn truyền thống trong ngày Tết

Nếu như trong mâm cỗ của người miền Bắc không bao giờ thiếu canh măng hầm giò heo thì với người miền Nam không thể thiếu canh khổ qua dồn thịt. Canh khổ qua được nấu từ những quả khổ qua tươi, cạo sạch ruột đêm nhồi thịt băm nhỏ vào trong. Rồi sau đó, dùng nước hầm xương để nấu canh khổ qua cho nước canh thêm ngọt. Bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của khổ qua hòa lẫn với vị ngọt của thịt; nước canh hơi đắng nhưng lại là món ăn giúp giải ngán hữu hiệu trong các món ăn nhiều đạm ngày Tết.

Dù là miền Nam, miền Bắc hay miền Trung thì ẩm thực ngày tết cổ truyền Việt Nam vẫn đều mang màu sắc hài hoà và tinh tế. Rau quả xanh tươi, nem chả mang đầy năng lượng cho cuộc sống; bánh mứt thể hiện sự an lành,… đều là những mong ước của mọi người khi năm mới đến. Dù cuộc sống ngày càng bận rộn và tất bật hơn thì vào những ngày tết; thì những người con đất Việt mong muốn trở về ngôi nhà thân thương; thưởng thức một bữa ăn gia đình hay cùng nhau bày biện món ăn truyền thống trong ngày Tết.

Nguồn: tapchi-amthuc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *