Chúng ta không thể phủ nhận trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế sáng giá nhất tại Châu Á. Kinh tế phát triển, thu hút nhiều đầu tư từ nước ngoài, đời sống người dân cải thiện hơn đáng kể. Nhưng có lẽ vì vậy mà chênh lệch giàu nghèo cũng càng lớn lê. Ở đâu đó, bên cạnh cuộc sống no đủ sung túc; chúng ta cũng vô tình bỏ lại phía sau một bộ phận trẻ em và những người chưa thành niên nghèo và thiệt thòi nhất.
Theo UNICEF, tại Việt Nam, hiện có khoảng 5,5 triệu trẻ em; tương đương 1/5 tổng sổ cả nước bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội.
Người ta hay so sánh những đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích và những đứa đi cả đời cũng chỉ tới vạch xuất phát của người khác. Không chỉ là số ít mà đa số trẻ em ngoài kia thiếu đi nền tảng để có được một khởi đầu tốt nhất. Có em thiếu hụt về sức khoẻ và dinh dưỡng; dẫn đến những tốn thương về não và thể chất vĩnh viễn. Một số em không có nước sạch và vệ sinh an toàn.
Nhiều em phải chịu hình thức kỷ luật bạo lực và thiếu vắng sự chăm sóc của bố mẹ; phải sống bần cùng hoặc bị bỏ rơi. Và cũng có những em chưa bao giờ được cắp sách đến trường; phải gia nhập đội ngũ lao động dù chưa đủ tuổi.
Mục lục
Khó khăn chồng chất khó khăn
Đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới
Năm 2020 là một năm đầy biến động của lịch sử loài người; là năm mà ai ai cũng muốn quên đi. Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến cho mọi hoạt động trên thế giới ngừng lại; tại thời kỳ đỉnh điểm khi toàn quốc hoặc địa phương bị phong tỏa; có gần 1,5 tỉ học sinh đã bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa.
Ngay lập tức, ngành Giáo dục đã thiết lập nhiều phương pháp để ứng phó với dịch. Trong đó, học trực tuyến, hay học từ xa, là giải pháp cấp thiết hiện vẫn được ứng dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, bà Henrietta Fore; Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu: “đối với ít nhất 463.000.000 trẻ em mà trường học bị đóng cửa do COVID-19; các em không hề biết đến cái gọi là học từ xa.”
Đại dịch đã cho thấy một khoảng cách về kỹ thuật số – giữa những người có điều kiện và những người không có điều kiện tiếp cận công nghệ. “Số lượng lớn trẻ em bị gián đoạn việc học tập trong nhiều tháng liên tục đe dọa nền giáo dục toàn cầu và sẽ để lại hậu quả cho kinh tế và xã hội trong nhiều thập kỷ tới.”
Nhiều trẻ em thiếu điều kiện đã buộc phải tham gia lao động, thay vì trở lại trường học. Giải pháp tài chính ngắn hạn này chính là tiền đề cho sự nghèo khó kéo dài dai dẳng.
Trận lụt lịch sử quét đi tất cả
Tại Việt Nam, dù đã làm rất tốt công tác quản lý dịch; chúng ta vẫn đứng trước những hiểm hoạ đến từ việc biến đổi khí hậu. Trên thế giới, Việt Nam thuộc top 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Cụ thể, tính dễ bị tổn thương do khí hậu tác động đến hơn 74% dân số Việt Nam.
Một minh chứng cụ thể là vào tháng 10 vừa qua; lũ lụt và sạt lở đất trên diện rộng tại 5 tỉnh miền Trung Việt Nam đã khiến hơn 1,5 triệu trẻ em có nguy cơ mắc bệnh; dinh dưỡng kém và chậm phát triển. Tại nhiều địa phương, các trường học đã bị hư hại và tạm ngừng hoạt động. Do đó, gần 1,2 triệu học sinh hiện đang nghỉ học và việc học tập của các em bị gián đoạn.
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều nghĩa cử đẹp đến từ nhiều cá nhân, tổ chức và cộng đồng người Việt nói chung trong việc giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và giúp người dân vùng lũ xây dựng cuộc sống mới. Chúng ta cũng cần giúp đỡ trẻ em được tiếp tục cắp sách đến trường. Vì chỉ có như vậy, các em mới có hành trang để thoát nghèo.
Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn
Với niềm tin rằng một nền tảng giáo dục tốt sẽ là hành trang vững chắc để vượt qua sự nghèo khó; cùng với mong muốn chung tay cải thiện tình hình khó khăn do đại dịch và thiên tai gây ra; ELSA vừa giới thiệu một chiến dịch mang tên “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn” ;nhằm kêu gọi sự tham gia từ phía các đối tác cũng như hàng triệu tấm lòng hảo tâm trên khắp cả nước.
Với “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”, chúng ta có thể dùng tiếng nói của mình để giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và dễ bị tổn thương; để các em có thể tiếp tục đến trường và chuẩn bị hành trang cho một tương lai tươi sáng hơn. Các em chính là nhân tố để xây dựng một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Nguồn: vietcetera.com