Người lớn đã thực sự tôn trọng con của mình chưa?

Gia đình Gia đình 360
Mất:6 phút, 5 giây để đọc

Một trong các kỹ năng sống chúng ta dạy cho con trẻ là học cách tôn trọng người khác. Tuy nhiên, bản thân các bậc cha mẹ đôi khi chưa thực hiện được điều này. Bạn đã và đang thực sự tôn trọng con mình?

Trong quá trình phát triển của con trẻ, việc trẻ không nghe lời cha mẹ là chuyện khó tránh phải. Tuy vậy, có nhiều bậc phụ huynh vì tức giận nên đôi khi vô tình làm ảnh hưởng đến tâm lý phát triển của con.

Sự tôn trọng là điều cần thiết hình thành và phát triển mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Để trẻ có thể học hỏi được phẩm chất này thì trong quá trình phát triển tư duy của con trẻ. Việc giữa người lớn và trẻ em trong gia đình có sự tôn trọng lẫn nha là điều bắt buộc phải thực hiện.

Nên tôn trọng ý kiến của con
                                                              Nên tôn trọng ý kiến của con trẻ

Xã hội đang ngày càng phát triển. Cha mẹ bận rộn với công việc khiến họ có ít thời gian hơn bên con cái. Nhiều bậc cha mẹ yêu cầu con phải học tập theo cách của mình. Rèn luyện theo ý thích của mình mà bỏ qua sở thích, đặc điểm cá nhân của con.

Những “nhát dao” vô hình

Con cái là tài sản vô giá của những  người làm cha, làm mẹ. Chính vì vậy, họ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con mình. Nhưng cũng chính vì tâm lý này, cha mẹ thường cố gắng xây dựng “kịch bản” cho sự trưởng thành của các con. Và nếu những đứa trẻ không may đi trái lại mong muốn đó, nhiều cha mẹ đã không tiếc lời mắng nhiếc, so sánh, thậm chí xúc phạm để con nhận ra sai lầm. Cũng từ đây, nhiều tổn thương về tâm lý đã xuất hiện trong con trẻ.

“Thương cho roi, cho vọt”. Nhưng nếu roi vọt lại được bố mẹ hiểu là những lời nói lăng mạ trẻ thì sẽ rất nguy hiểm trong việc phát triển tinh thần của con. Thực tế không quá khó để bắt gặp cảnh nhiều phụ huynh. Họ mắng nhiếc con trong nhà và ngay cả giữa đường. Gương mặt “chịu trận”,  những giọt nước mắt nhiều đứa trẻ ngây thơ. Khi chúng phải nghe trận mắng từ bố mẹ ngay ngã ba đường khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Điều đáng nói, một số ngôn từ được bố mẹ sử dụng để răn đe con khiến nhiều người phải giật mình bởi sự nặng nề, thô tục. Bên cạnh đó, việc cố tình la lớn; mắng con dù ở đâu sẽ khiến con mình cảm thấy xấu hổ. Vì lỗi lầm dù vô tình hay cố ý của chúng đã bị bố mẹ công chúng hóa bằng nhiều cách.

Những tổn thương khi phải chịu đòn roi từ cha mẹ

Nhiều bố mẹ chỉ nhận ra tác hại của việc đòn roi đến thân xác của trẻ mà không hề thấy rằng; việc gây ra tổn thương tinh thần cho con mới là những “bóng ma” vùi lấp sự phát triển lành mạnh về tâm lý. Những vết bầm do đòn roi theo thời gian sẽ biến mất. Nhưng những ngôn từ mỉa mai sẽ vẫn còn đó trong tâm thức trẻ. Hãy thử tưởng tưởng mỗi lời lăng mạ con là một vết trên tờ giấy bị vò nát. Khi trải ra, ở trên đó sẽ là bao nhiêu vết hằn không thể hàn gắn. Đó cũng sẽ là bấy nhiêu nỗi đau mà đứa trẻ phải chịu đựng khi bị lạm dụng tinh thần.

Không nên có những hành động làm trẻ tổn thương
                                    Không nên có những hành động làm trẻ tổn thương

Theo các chuyên gia cho biết. Việc bố mẹ có những hành vi được cho là bạo hành tinh thần với con trẻ; sẽ gây ra những tổn thương lâu dài. Theo đó, việc buông những lời lẽ thô tục. Hay xa lánh con cái sẽ khiến những đứa trẻ cảm thấy không được tôn trọng, gây nhiều tổn thương về tình cảm. Hơn nữa, việc bị tổn thương về tinh thần cũng khiến con trẻ mất đi niềm tin với người lớn; tình yêu thương  vì chính bố mẹ còn không tin tưởng thì sẽ còn ai làm được điều này với chúng? Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ có gặp nhiều vấn đề về tinh thần; yếu kém trong kỹ năng mềm cũng như khó khăn trong việc tạo lập những mối quan hệ ngoài xã hội.

Làm gì khi con mắc sai lầm?

Việc thiết lập những kỷ luật với con trẻ trong gia đình là thật sự cần thiết. Nhưng kỷ luật sao để bố mẹ không rơi vào tình trạng gây tổn hại tinh thần con mới là câu chuyện cần được tính đến.

Theo các nghiên cứu, khi con cái mắc sai lầm. Thay vì lập tức quở trách trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ xem đó là lỗi do trẻ cố ý hay vô tình gây nên. Bởi thông thường, tâm lý trẻ nhỏ không có ý định gây tổn thương cho người khác. Hoặc cố ý mắc sai lầm và đôi khi đó lại là những hành động để khám phá cuộc sống xung quanh. Việc phạt nặng trẻ về tinh thần với những lầm không cố ý do chúng gây ra sẽ khiến trẻ cảm thấy oan ức và cảm thấy không thuyết phục. Đồng thời, khi phạt trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu những biện pháp giáo dục khoa học; không nên biến những hình phạt thành công cụ để sỉ nhục, bóc mẽ trẻ.

Trò chuyện để thấu hiểu con hơn
                                                      Trò chuyện để thấu hiểu con hơn

Các bậc phụ huynh nên làm gì trong giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ

Cha mẹ không nên tạo dựng sẵn những “kịch bản” cho cuộc sống và ép trẻ làm theo. Trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Mỗi cá nhân có đều có tâm lý riêng, cũng không có mẫu số chung cho giáo dục tâm lý con trẻ. Việc ép con mình phải sống theo ý người lớn. Và sẵn sàng xúc phạm khi chúng không làm theo vô tình. Nó sẽ cướp đi sự quyết đoán trong hành động của trẻ. Cũng từ đây, dần trẻ sẽ thiếu đi sự quyết đoán trong các quyết định. Bởi sẽ luôn phải lo sợ làm thế nào để sống theo đúng ý bố mẹ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần trang bị cho mình những kỹ nằng cần thiết khi ứng xử trong gia đình. Để có thể thật sự trở thành một người bạn tin cậy; để trẻ có thể tâm sự mọi buồn vui trong cuộc sống. Hãy cho con có cơ hội được giãi bày cảm xúc mỗi khi có chuyện xảy ra. Và hãy tìm kiếm sự đồng cảm trong đó. Trong mọi tình huống, điều các bậc cha mẹ cần làm là bình tĩnh và tôn trọng con.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *