Những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì có thể khiến con trở nên nổi loạn

Sức Khỏe Sức khỏe giới tính
Mất:6 phút, 26 giây để đọc

Trẻ đến tuổi dậy thì là một trong những giai đoạn quan trọng nhất; trẻ không chỉ có các bộ phận cơ thể mà tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ cũng có rất nhiều thay đổi. Nếu trong giai đoạn này không có những sự điều chỉnh phù hợp có thể con bạn sẽ phát triển theo những chiều hướng không tích cực. Đó là lí do bạn nên đọc bài viết này để biết mình nên làm gì với con trẻ trong tuổi dậy thị.

thay đổi tâm lý tuổi dậy
thay đổi tâm lý tuổi dậy

Những thay đổi phổ biến về tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ

Ở tuổi dậy thì, không kể giới tính nam hay nữ; các em đều có sự thay đổi lớn về mặt thể chất và tâm lý. Về các đặc điểm tâm lý tuổi dậy thì; trong suy nghĩ của trẻ có những thay đổi như:

Sự thay đổi về cơ thể và lòng tự trọng

Ở tuổi dậy thì, thanh thiếu niên luôn muốn được chấp nhận; cố gắng hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa. Trong khi đó, cơ thể bắt đầu có sự thay đổi dẫn đến một số cảm nhận khác biệt và tự ý thức được về những thay đổi này. Do đó, đa số thanh thiếu niên nữ quan tâm đến việc giảm cân; trong khi nam giới tập trung vào việc tăng khối lượng cơ bắp.

Thay đổi về nhận thức

Đây là giai đoạn tích lũy nhanh và mạnh các kinh nghiệm; kỹ năng sống và khả năng tư duy; phân tích những tình huống ngày một phát triển. Ví dụ như khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân với những người khác; chỉ số thông minh và sáng tạo tăng nhanh trong giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi. Đặc biệt đề cao giá trị bản thân nên dễ dẫn đến hành vi, nguy cơ tự tử, trầm cảm, nghiện thuốc…

Tâm trạng không ổn định

Tuổi dậy thì là thời gian phát triển các Hormone và dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về tâm lý. Tâm trạng của thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì có thể dao động giữa hưng phấn, tức giận, lo lắng và trầm cảm. Tuy nhiên, nữ giới thường có xu hướng lo lắng nhiều hơn nam giới.

Khẳng định sự độc lập

Trong giai đoạn dậy thì, thanh thiếu niên nhận ra cơ thể đang trưởng thành. Trong thời gian này, hầu hết thanh thiếu niên có một mong muốn mạnh mẽ là tách bản thân khỏi cha mẹ; và khẳng định cá tính riêng của mình.

Quan tâm đến hình ảnh cơ thể

Cơ thể có sự thay đổi
Cơ thể có sự thay đổi

Đây là thay đổi rất căn bản, vì ở tuổi dậy thì trẻ tò mò với những thay đổi trên cơ thể mình; muốn tìm hiểu cấu tạo cơ thể; sự khác biệt giới tính và bắt đầu có nhu cầu làm đẹp theo từng giai đoạn tuổi khác nhau. Từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu quan tâm đến bản thân và những thay đổi trong quá trình dậy thì. Dễ lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể hoặc hay so sánh mình với những bạn cùng trang lứa.

Từ 14 đến 16 tuổi, trẻ bắt đầu quen và chấp nhận với hình thức cơ thể; đồng thời giành nhiều thời gian để làm cho mình đẹp hơn và hấp dẫn hơn. Còn giai đoạn từ 17 đến 19 tuổi; trẻ không còn quá để ý đến hình thức trừ khi có những bất thường xảy ra.

Quan hệ với bạn bè

Chịu ảnh hưởng của bạn bè
Chịu ảnh hưởng của bạn bè

Mở rộng quan hệ xã hội, chơi theo nhóm bạn và chịu ảnh hưởng của nhóm bạn cùng chơi. Thay đổi cần chú ý nhất trong quan hệ bạn bè đó là giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi; trẻ bắt đầu chơi với những nhóm bạn khác giới; bắt đầu có quan hệ lãng mạn, hẹn hò và thử nghiệm tình dục.

Bắt đầu có ham muốn tình dục

Trước khi bước vào tuổi dậy thì, thanh thiếu niên ít bị ảnh hưởng bởi giới tính và xúc cảm tình dục. Khi Hormone thay đổi trong tuổi dậy thì; thanh thiếu niên bắt đầu cảm nhận giới tính ở một khía cạnh khác và bắt đầu trải nghiệm hưng phấn tình dục. Trong thời gian này, thanh thiếu niên bắt đầu có các mối quan hệ lãng mạn; và thử nghiệm các hành vi thể chất; chẳng hạn như hôn và thậm chí là quan hệ tình dục là điều bình thường.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Là thời kỳ chuyển đổi một cách khó khăn về sinh lý với việc nội tiết tố sinh dục nam và nữ tăng tiết mạnh hơn, thức đẩy sự tăng trưởng và tạo nên sự thay đổi đặc thù về giới tính. Sự phát triển về tâm lý chưa tương thích nên dễ tạo ra căng thẳng về tâm lý (Stress) cho trẻ.

Thời gian đầu trẻ sẽ có xu hướng nổi loạn hơn, muốn thử nhiều thứ gây tò mò và mang tính kích thích cao. Ngoài ra trẻ cũng rất dễ gặp phải tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Cha mẹ nên quan tâm đến tâm lý của trẻ hơn trong giai đoạn nhạy cảm này.

Cha mẹ nên làm gì khi con bắt đầu có những đặc điểm tâm lý tuổi dậy thì như đã nêu ở trên?

Tâm sự với trẻ nhiều hơn
Tâm sự với trẻ nhiều hơn

Lắng nghe và thấu hiểu: về tâm sinh lý của lứa tuổi, đặc điểm về thể chất và tính cách riêng của con;  về kỹ năng sống; sự thay đổi qua tâm trạng của con và hỗ trợ kịp thời khi có những biểu hiện tiêu cực

Chia sẻ (mở rộng giao tiếp): tạo sự cởi mở về những điều diễn ra hàng ngày trong cuộc sống; rút ngắn khoảng cách thế hệ, giáo dục sớm về giới tính, tình yêu, tình dục, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó xâm hại, cùng bàn bạc/giải quyết những vấn đề khó khăn của con…

Tôn trọng và tin tưởng con: như một người trưởng thành, người bạn, một thành viên có trách nhiệm; tạo cơ hội để trẻ được khẳng định mình, tự quyết định, làm việc độc lập, tự chịu trách nhiệm,…

Học kỹ năng: qua các diễn đàn hoặc câu lạc bộ, lớp học ngoại khóa,… để trẻ tự hiểu và chấp nhận về thay đổi của bản thân và biết cách ứng xử phù hợp

Ở tuổi dậy thì, thanh thiếu niên thường có xu hướng phát triển sở thích cá nhân và tìm hiểu về giới tính. Một số thanh thiếu niên có thể cảm thấy xấu hổ về sự tò mò về cơ thể và chức năng tình dục đang phát triển. Trong khi một số khác có thể bị chi phối với những suy nghĩ cá nhân và muốn khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực hoặc trầm cảm tuổi dậy thì. Vì vậy, lúc này cha mẹ hoặc người chăm sóc cần ở bên cạnh tâm sự và hướng trẻ đến sự phát triển toàn diện.

Nguồn: vn.theasianparent.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *