Nữ ca sĩ Phùng Khánh Linh được biết đến qua Giọng hát Việt 2015 trong đội Thu Phương, hai ca khúc phổ biến của cô mà người hâm mộ biết đến là Hôm nay tôi buồn hay Những ô cửa máy bay. Năm 2020 vừa qua cô ra mắt album đầu tay với mục đích xây dựng chân dung âm nhạc cá nhân, lấy tên Yesteryear (Những ngày tháng đã qua) với một loạt ca khúc tự sáng tác và thể hiện.
Một đĩa vật lý đầu tay với số lượng bài lớn, khó tránh những “khiếm khuyết”. Tuy nhiên, sau 5 năm ca hát, nữ ca sĩ Phùng Khánh Linh mang lại được một diện mạo âm nhạc mới đáng chú ý trên thị trường; chín chắn, mạnh mẽ và cá tính hơn hết.
Mục lục
Tự truyện bằng âm nhạc
Yesteryear giống như một tự truyện bằng âm nhạc; nơi nữ ca sĩ kể lại những tự sự của chính mình, chân thật và tình cảm.Với những ca khúc trong album Yesteryear, nữ ca sĩ Phùng Khánh Linh cũng trải lòng qua phần mở đầu và lời bạt về câu chuyện nội tâm của mình; để khán giả được lắng nghe và cảm nhận thế giới của cô. Đó là những cung bậc cảm xúc : buồn vui, yếu mềm và cả mạnh mẽ; có những phút giây ngây thơ xen lẫn sự nữ quyền nhất trong nữ ca sĩ.
Mở đầu là một cô gái Yêu hết tâm thân này, tràn đầy năng lượng yêu đương và ngất ngây không chút ngập ngừng trong buổi hò hẹn lãng mạn. Chỉ biết yêu và yêu, dù đêm hay ngày dù tỉnh hay say.
Đến ca khúc thứ hai tình yêu nâng lên nấc thang khác: Chỉ còn lại hai ta. Thế giới xung quanh như thu nhỏ lại trong thế giới quan của chỉ hai người. Điệu valse thành điệu France, cô gái và người mình yêu tay nắm tay, môi kề môi. Tình yêu nóng rực hơn bao giờ hết.
Đến sáng tác thứ 4 Lá thư #100; mọi thứ dường như nặng trĩu hơn. Ca khúc mở đầu với một đoạn dạo từ bản nhạc cổ điển. Cô gái sau đó xuất hiện với khao khát tình yêu mãnh liệt. Bài hát như một lá thư tự sự của một người đã dành trọn tâm trí cho tình yêu nhưng cũng quá đỗi lụy tình.
Tinh thần chủ động ấy sau đó được tiếp nối ở Đừng thả thính. Nhưng đến Anh đã không rõ ràng với em; mạch cảm xúc được sắp đặt hơi khó hiểu. Giai điệu và ca từ của bài này khá bình thường, thiếu ấn tượng, chỉ như một khoảng nghỉ giữa album.
Phùng Khánh Linh chạm đến giấc mơ chính mình
Sau câu hỏi mạnh mẽ: Sao anh không hiểu, album tiếp tục với phần cuối bao gồm 5 sáng tác: Thế giới không anh; Cô gái nhân ái; Hoa tiêu dao; Gói tình em về rồi ; và Yesterme.
Trong đó, Thế giới không anh đã được giới thiệu cách đây vài tháng như MV độc lập trước album. Ca khúc không xuất sắc về sáng tạo ca từ nhưng có phần ending tạo dư âm với hai câu: “Anh đã đi mang cả tâm hồn; Thế giới ngày không anh”. Trong một ca khúc có tempo 95; mà thuộc nhóm tốc độ hơi nhanh và sôi động – phần ending này là một kết đẹp.
3 ca khúc cuối Hoa tiêu dao; Gói tình em về rồi; và Yesterme là một Phùng Khánh Linh khá màu sắc. Một bản ballad dễ nghe, một bản R&B với nhịp cuốn hút và một sau đó khép lại với dòng tự sự chính mình từ những tháng ngày đã qua.
Dù hôm qua hay hôm nay; với Yesteryear, Phùng Khánh Linh cũng đã chạm tới giấc mơ chinh phục âm nhạc của chính mình. Cô đã dùng âm nhạc để kể chuyện, để chia sẻ cảm xúc từng giấu kín của bản thân. Yesteryear cũng cho thấy chân dung một nữ singer/songwriter có thể thử thách mình trong nhiều thể loại âm nhạc khác; như từ pop ballad, R&B đến dance pop với màu retro hoài cổ.
Kết:
Các ca khúc trong album Yesteryear cũng có cấu trúc đa dạng. Một số lấy verse (đoạn), chorus (điệp khúc) làm ấn tượng; trong khi một số bài lại có hook, bridge là điểm cộng. So với một số bài đã ra lẻ trước đó, xét tổng thể album 13 bài; khả năng viết lời của Phùng Khánh Linh có nhiều cải thiện đáng khen ngợi.
Phùng Khánh Linh chia sẻ rằng cô từng bị kỳ thị, bị trêu chọc vì những khuyết điểm trên cơ thể. Nhưng từ một album chứa đựng nội tâm mạnh mẽ, cá tính như Yesteryear; còn ai dám làm điều ấy với Phùng Khánh Linh.
Nguồn: zingnews.vn