Quy Nhơn – địa điểm check in hot ngay tại Việt Nam. Đây là nơi có nhiều địa điểm du lịch và check in cùng gia đình và bạn bè. Cùng điểm danh các địa điểm hot tại Quy Nhơn để cùng đặt lịch đi khám phá nhé.
Mục lục
Eo gió
Vịnh eo gió – địa điểm đáng đến nhất khi đến Quy Nhơn. bao du khách đến Quy Nhơn cũng chính vì lỡ thương vịnh eo gió này. Nơi đây, thắng cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Đẹp hút hồn với hai con đường hun hút hàng phi lao và những bãi cát trắng.
Eo Gió được bao quanh bởi dãy núi hình cánh cung đẹp mắt. Bên vách núi với những rặng núi đá được ôm trọn bởi vùng biển trong xanh; Nghe tiếng gió biển khiến du khách hòa mình vào sự bình yên đấy.
Bên cạnh đây, ở vách núi có khá nhiều hang động thú vị, thu hút chim yến đến sống và làm tổ.
Khi du khách đến đây có lẽ bởi vì khung cảnh thật sự yên bình yên bình; thiên nhiên xinh đẹp, hoang sơ; và người dân dễ mến hiếu khách ở nơi đây. Hãy cùng khám phá những tuyệt tác ở đây nhé.
Kỳ Co
Bãi biển Kỳ Co, mang một vẻ đẹp nguyên sơ với bờ cát trắng; với nắng vàng rực rỡ và biển xanh trong vắt. Đến với bãi biển Kỳ Co các bạn sẽ thấy được vẻ đẹp tuyệt vời của bãi biển này; bãi biển là sự kết hợp giữa những tảng đá nhô lên giữa biển; cùng với làn nước mát lạnh, trong xanh thấy đáy. Đến đây các bạn có thể thỏa thích tắm biển và cùng nhau chụp những bức ảnh kỷ niệm tại nơi đây.
Khu dã ngoại Trung Lương
Trung Lương là một trong những bãi biển khá quen thuộc với người dân cũng như du khách đến với Bình Định. Từ Quy Nhơn, du khách đi theo con đường cầu Nhơn Hội để đến với bãi biển thơ mộng này.
Tiếp đến là khu vui chơi với đồng cỏ xanh; Nơi đây gồm những hàng ghế đủ màu và những chiếc lều xinh xắn hướng mắt về phía biển. Xung quanh khu vui chơi cắm trại này được bao bọc bởi những tảng đá vôi lớn và rừng cây; đôi khi gió biển thổi ì ào làm cho người ta chỉ muốn ở mãi không về.
Bảo tàng Quang Trung
Qua cây cầu Kiên Mỹ bắc ngang sông Côn với hai bên bờ là những nương dâu xanh mướt; những nếp nhà thấp thoáng sau rặng tre; du khách sẽ đến quần thể di tích bảo tàng Quang Trung, gồm hai công trình chính là bảo tàng Quang Trung và đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.
Hầm Hô
Hầm Hô thuộc địa phận xã Tây Phú, Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Nếu du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, đắm mình vào thế giới huyền ảo của thiên nhiên; du khách sẽ có cảm giác như đi vào thế giới thần thoại.
Mặc dù chưa được nhiều du khách biết đến nhưng chính nét hoang sơ ấy đã đem đến cho khu du lịch Hầm Hô sức thu hút riêng. Hãy đến với Khu du lịch Hầm Hô để được đắm mình trong không gian thiên nhiên hùng vĩ; cảnh sắc “bồng lai tiên cảnh” đẹp tuyệt diệu và trút bỏ đi bao lo toan, muộn phiền của cuộc sống.
Chùa Ông Núi
Chùa Ông Núi hay còn gọi là Linh Phong Thiền Tự thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Với vẻ đẹp hoang sơ của hang Tổ nằm trên lưng chừng một ngọn núi sau chùa. Đến nay đã qua 12 đời thừa kế; và hàng năm đều có lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24 – 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân trong tỉnh và du khách hành hương về viếng Phật; ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi; cầu nguyện cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
Cù lao Xanh
Cù Lao Xanh thuộc xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đúng như tên gọi, đảo nhỏ này như một hòn ngọc xanh nằm giữa biển với cảnh quan đẹp từ không gian xanh bất tận của cây cối bao phủ và tới màu trời và nước biển. Bãi biển trên đảo còn khá hoang sơ, nước trong vắt, dải cát thoai thoải và bãi đá nhiều hình thù do tạo hóa tạo nên. Nước biển trong nên dễ dàng cho các bạn lặn (úp mặt) ngắm san hô, các bạn nhớ là tuyệt đối không bẻ san hô mang về nhà nhé. Ngoài việc đây là ý thức bảo vệ môi trường thì còn để tránh rắc rối do bên biên phòng sẽ kiểm tra kỹ.
Tháp Đôi
Tháp đôi ở Quy Nhơn còn được gọi là Tháp đôi Hưng Thạnh, một công trình đẹp và độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Chămpa cổ, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, rất thuận tiện cho du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm-pa, mà là cấu trúc thành hai phần chính: Khối thân vuông vức và phần chóp đỉnh hình tháp mặt cong. Vì vậy, thoạt nhìn vào ngôi tháp này ta có liên tưởng như có dáng của đền thờ của người Khơ-me thời kỳ Ăng-co thế kỷ XII.
Nguồn: seakingtourist.vn