Tác hại khi cha mẹ thương con pha sữa bột quá đặc

Sức Khỏe Tin tức sức khỏe
Mất:5 phút, 5 giây để đọc
Theo một tờ báo ở Trung Quốc, một em bé tên Yang Yang sống ở Tô Châu. Em chỉ mới ra đời được hơn 2 tháng. Yang Yang được bố mẹ đưa đến Bệnh viện vì em xuất hiện chứng ho.
Các bác sĩ tại bệnh viện tiến hành lấy máu của em đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ hốt hoảng. Các bác sĩ cũng đã nghi ngờ và tiến hành xét nghiệm thêm vài lần nữa. Tuy nhiên kết quả bác sĩ đưa ra vẫn không thay đổi. Các nhân viên y tế nhận thấy rằng mẫu máu của đứa trẻ bị nhớt. Ngoài ra bác sĩ đã chỉ cho bố mẹ Yang Yang thấy sự phân tầng lipid (mỡ) rõ rệt. Khi phó giám đốc khoa sơ sinh của bệnh viện biết tình trạng này. Khi một đứa trẻ mới chỉ lên 2 tháng tuổi lại có biểu hiện mỡ máu. Ông đã lập tức thực hiện kiểm tra lipid máu toàn bộ.

Kết quả khiến phó giám đốc khoa sơ sinh phải sững sờ. Ông nhận thấy rằng lượng cholesterol trong máu của bệnh nhi này đã tăng lên. Và lượng triglyceride cũng cao gấp hơn 2 lần bình thường. Tất cả các chỉ sổ về canxi máu, photpho máu,…đều cao hơn hẳn. Kết quả mà bác sĩ kết luận có tăng lipid máu và mất cân bằng điện giải.

Bé Yang Yang mới được hơn 2 tháng tuổi tại sao lại bị tăng lipid máu? Sau khi hỏi thăm gia đình mới biết hóa ra Yang Yang đã uống sữa bột từ khi mới sinh. Cha mẹ bé cho biết vì sợ con không đủ dinh dưỡng nên mỗi lần pha sữa bột. Thay vì làm đúng theo hướng dẫn. Họ lại pha nhiều hơn so với mức quy định.

Máu của đứa trẻ có sự phân tầng lipid rõ rệt do cha mẹ pha sữa quá đặc

Bác sĩ Li Yongfu- phó giám đốc khoa sơ sinh cho biết. Cho trẻ uống quá nhiều sữa bột so với quy chuẩn dễ gây ra tình trạng trẻ bú quá nhiều. Không chỉ tạo gánh nặng cho thận mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa và máu.

Cách pha sữa bột cho trẻ em
Cách pha sữa bột cho trẻ em

Bác sĩ nhắc nhở phụ huynh sữa bột an toàn. Nhưng cha mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt công thức pha sữa bột cho trẻ. Không tự tăng giảm. Đồng thời nên cho bé đi khám hoặc kiểm tra sức khỏe thường xuyên Nếu thấy bất thường cần đưa đi khám kịp thời.

Pha sữa bột cho trẻ tuyệt đối không pha thừa hay thiếu 

Sữa bột phải được pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn. Thêm một muỗng hay bớt một muỗng đều nguy hiểm. Đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nếu bạn để ý tới hướng dẫn trên nhãn dán của hộp sữa bột sẽ thấy có ghi rõ tỉ lệ sữa công thức. Số thìa tương ứng với số tháng tuổi của trẻ. Ngoài ra còn có các loại thìa đo đặc biệt để kiểm soát tỷ lệ.

Vì vậy, hãy làm mọi thứ theo quy tắc và đừng bỏ qua hướng dẫn trên hộp sữa.

Sai lầm cha mẹ thường mắc khi pha sữa cho con

Pha sữa bột quá loãng hoặc quá đặc

Khi pha loãng sữa bột, thêm quá nhiều nước sẽ khiến cân nặng của bé chậm phát triển. Trường hợp nặng còn khiến bé sụt cân. Nếu pha quá ít nước sẽ khiến bé tiêu thụ quá nhiều calo, đạm và khoáng chất, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bé. Từ đó có thể gây tăng natri huyết, rối loạn tiêu hóa và béo phì.

Pha sữa đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Pha sữa đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Lắc mạnh bình sữa sau khi pha

Sữa bột khi lắc mạnh sẽ tạo ra nhiều bọt khí. Nếu trẻ uống nhiều sẽ dễ khiến trẻ ọc sữa và đầy hơi. Vì vậy, các mẹ mới pha sữa nên làm như sau: Dùng hai lòng bàn tay kẹp chặt bình sữa và để bình sữa lăn qua lăn lại để sữa bột được hòa tan hết mà không tạo bọt.

Cho sữa bột vào trước rồi mới cho nước

Việc pha sữa bột trước rồi mới pha nước sẽ khiến sữa quá đặc. Tăng áp lực lên vị giác tiêu hóa của bé, gây khó tiêu, phân khô, trường hợp nặng sẽ gây viêm ruột hoại tử, xuất huyết. Vì vậy, các mẹ mới nên pha sữa bột như sau: Đổ một lượng nước ấm khoảng 40 ℃-60 ℃ vào bình sữa. Sau đó cho sữa bột vào, tốt nhất là nên cho bé ăn ngay.

Dùng nước khoáng hoặc nước tinh khiết để pha sữa bột

Trong nước khoáng có rất nhiều khoáng chất. Nhưng lại có quá nhiều phốt phát và canxi phốt phát. Lúc này chức năng đường ruột của bé vẫn đang phát triển. Việc luôn sử dụng nước khoáng để pha sữa bột sẽ khiến bé bị khó tiêu và có triệu chứng táo bón.

Cách pha sữa bột đúng cách
Cách pha sữa bột đúng cách

Pha sữa bột bằng nước quá nóng

Nếu nhiệt độ nước quá cao. Trước hết đạm trong sữa bột sẽ bị vón cục, không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thu của bé. Ngoài ra, một số loại vitamin không bền với nhiệt sẽ bị hư hỏng. Đặc biệt là các hoạt chất miễn dịch trong một số loại sữa bột sẽ mất tác dụng. Vì vậy, tốt nhất nên dùng nước ấm 40-50 độ để pha sữa bột.

Sữa bột đã chuẩn bị đun sôi trở lại

Nếu đun sôi lại sữa bột đã pha sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng như đạm và vitamin. Sữa bột sẽ không còn chất dinh dưỡng.

Nguồn: eva

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *