Chọn nơi để ở là chọn môi trường sống, với đầy đủ các mặt Cát Hung song hành trong cùng nhất thể. Giữa muôn vàn âm thanh, tiếng động phát ra từ ngoài vào trong công trình, lựa chọn những giải pháp nào để tìm được chốn cư ngụ bình yên, giúp người cư ngụ cảm nhận được việc nghe đúng và nhìn đẹp , là một điều khá khó khăn.
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng nói: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao” rất phù hợp với thời đại xô bồ, ồn ã ngày nay, khi nhiều người muốn “dại” cũng khó có thể tìm được nơi tĩnh lặng mong muốn giữa biết bao ồn ã của thị thành.
Mục lục
Chọn nơi cư ngụ bình yên
Làm kiến trúc và nội thất, mục tiêu lớn nhất chính là tạo dựng chốn cư ngụ bình yên. Để đảm bảo tạo ra cảm giác cho các giác quan của con người được “chiều chuộng” đúng mức, trong đó phần thính giác luôn khó xử lý nhất.
Đòi hỏi không ít nỗ lực, từ khám phá, tìm hiểu về xử lý kỹ thuật theo văn minh tây phương, đến quan điểm bài trí nội thất hoà hợp với nền văn hóa đông phương, trong đó có phong thủy.
Đông Tây nghe nhìn tuy hai mà một
Ảnh hưởng của tiếng ồn
Từ các nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của tiếng ồn; cũng như trị liệu bằng âm nhạc cho con người; đô thị tại các nước văn minh phương tây đã luôn xác định quy hoạch khu nhà ở bệnh viện; trường học; viện dưỡng lão… ở khu vực yên tĩnh; đảm bảo cách âm chống ồn; không thể “sống chung” gần các khu có công năng động và ồn như trục giao thông; công nghiệp; sân thể thao; thương mại…
Lựa chọn màu sắc phù hợp
Vì thế, việc chọn lựa môi trường sống hợp với tính cách, sức khỏe và thói quen sinh hoạt là điều nên làm. Khi môi trường chung chưa thể đảm bảo giảm ồn cách âm, thì có thể xem xét tạo dựng môi trường riêng trong nhà, trong phòng đáp ứng các chuẩn về âm thanh, tạo phòng nghe nhìn hợp phong thủy và đúng kỹ thuật. Đó cũng là cách Đông Tây gặp nhau trong xử lý không gian nghe nhìn tại nhà, rộng hơn là tạo một môi trường nghe – nhìn hợp lý và cân bằng
Khi lùi lại xem xét phần cứng, tức là cấu trúc, vị trí, tương quan của phòng nghe nhìn, rạp hát tại gia với tổng thể ngôi nhà, sẽ cần định vị một số tiêu chí sau cho hợp lý về phong thủy hơn:
Tiêu chí hợp lý về phong thủy
Thính giác
Thính giác thuộc Thủy, tính giáng, lắng xuống và không phô trương, nên phòng nghe nhạc nên đặt về phía bắc, cuối hướng gió chủ đạo, trường hợp nhà không đúng trục bắc nam thì phòng nghe nhìn cũng nên đặt về phía sau, tránh nguồn gây ồn phía ngoài và không bị hệ trục giao thông, cầu thang làm ảnh hưởng.
Thị giác
Thị giác thuộc Mộc, tính thăng, khi kết hợp cùng thính giác (phòng nghe – nhìn) sẽ hình thành cấu trúc Thủy Mộc tương sinh. Cấu trúc này vừa mang tính trang trí, thư giãn thiên nhiên (với cây cối, mặt nước trong vườn cảnh đông phương), vừa mang tính giải trí hiện đại (với thiết bị nghe nhìn, chất liệu gỗ, phòng nghe chất lượng…) cần chuẩn bị từ ý tưởng ban đầu.
Thưởng thức âm nhạc, phim ảnh là chia sẻ thú vui văn nhã với người đồng điệu, cho nên cần có không gian tương ứng; phù hợp thì sẽ phát huy tốt các cung bậc cảm xúc, giá trị tinh thần. Cùng với hoạt động hướng ngoại như đi nhà hát, phòng trà, quán cà phê… nhu cầu thư giãn tại nhà ngày càng tăng để tận hưởng, thư giãn, giảm bớt căng thẳng, tái tạo sức lao động… Với không gian nghe nhìn; phòng karaoke hay rạp hát tại gia. Sử dụng màu sắc cho các không gian này ngoài yếu tố kỹ thuật, thẩm mỹ còn cần lưu ý cả vấn đề âm dương ngũ hành; với ba yếu tố chính là tính giao tiếp, tính thư giãn và tính tương thích.
Tính thư giãn
Tính thư giãn: là chỗ gia chủ tùy nghi sinh hoạt; trưng bày những vật kỷ niệm yêu thích; trọn vẹn cảm xúc riêng tư. Đối với người làm việc văn phòng nhiều; thường tiếp xúc với giấy tờ; máy vi tính… thì tại nhà riêng nên bổ sung yếu tố thiên nhiên (Thủy; Mộc); dùng màu sắc tươi tắn hơn. Việc có được cảm giác hưng phấn; kích thích các giác quan cũng là một cách thư giãn tích cực. Không gian phòng nghe nhạc; karaoke… cũng cần mang tính sáng tạo và vui vẻ hơn so với những nơi khác trong nhà.
Tính tương thích
Tính tương thích: Việc dùng màu sắc cho những không gian nghe nhìn có thể theo hai hướng tùy chọn sao cho tương thích về không gian và trang thiết bị. Hướng thứ nhất là đồng bộ; cùng màu với toàn nhà hoặc cùng tông màu. Ví dụ như nhà chủ yếu dùng tông xanh biển nhạt thì nơi nghe nhìn cũng như vậy nhưng đổi chất liệu sao cho lợi về mặt âm thanh; như dùng rèm vải dày; sơn gai; tấm thạch cao và thảm….
Hướng thứ hai là nổi bật; tạo sự đối lập để nhấn mạnh; đồng thời cũng tách bạch. Hầu hết các rạp chiếu phim trên thế giới đều sử dụng tông màu tím đậm hay xanh đen (nói chung là màu tối) cho các bức tường và trần nhà. Bởi chỉ những màu này mới mang lại những sự tương phản tạo nên hình ảnh tốt nhất khi trình diễn và không làm mất tập trung khi nghe nhìn. Không gian phòng nhờ vậy cũng trở nên sâu hơn và ít bị phản chiếu ánh sáng lóa mắt hơn.
Kết luận
Như vậy, để có được nơi nghe nhìn tại gia đáp ứng nhu cầu nghe đúng, nhìn đẹp và tìm được chốn cư ngụ bình yên; cần kết hợp tốt giữa các quan niệm bài trí theo phong thủy Đông phương và khả năng xử lý âm học; bố trí thiết bị kỹ thuật đúng khoa học Tây phương. Nên chọn lọc và xử lý sao cho vật liệu trang âm cũng góp phần vào trang trí; hạn chế và loại bỏ những cấu trúc bất lợi cho âm thanh; đồng thời biến những phối kết về phong thủy trong màu sắc; chất liệu trở thành nét duyên riêng; ghi dấu ấn cá nhân và đạt tính thư giãn cao
Trích dẫn: doanhnhanplus.vn