Triển khai các quy tắc về “bộ tiêu chí ứng xử gia đình”

Gia đình Tin tức gia đình
Mất:6 phút, 14 giây để đọc

Để gia đình luôn hòa thuận, mỗi thành viên trong gia đình luôn phải có sự ứng xử tôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau. Nhằm hướng tới Ngày Gia đình Việt Nam. Vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo về việc triển khai thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” trên địa bàn thành phố. Điều này nhằm ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình, nâng cao nhận thức về giữ gìn hạnh phúc bền vững,xây dựng cũng như hướng tới sự văn minh, ổn định cho toàn xã hội.

Tội phạm ở tuổi thành niên đều xuất phát từ việc gia đình tan vỡ

Theo sự thống kê của cơ quan tố tụng. Phần lớn tội phạm ở tuổi vị thành niên đều xuất phát từ những gia đình tan vỡ, gia đình không hoàn thuận, cha mẹ thiếu sự quan tâm con cái. Từ những thực tế này cũng như yêu cầu cấp thiết của việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp của gia đình và xã hội. Với mục đích khắc phục các vấn nạn liên quan hôn nhân – gia đình đang có chiều hướng ngày càng gia tăng.

Từ đầu tháng 11/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử gia đình” tại 12 tỉnh, thành phố. Phạm vi thực hiện trong vòng hai năm (2019 – 2020) với đối tượng áp dụng thực hiện là thành viên trong gia đình đã được quy định theo Luật Hôn nhân & Gia đình, bao gồm vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng, mẹ kế, …

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử  gia đình”
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử  gia đình”

Bắt đầu từ gia đình

Bà Bùi Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã gắn việc thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử với việc bình xét danh hiệu văn hóa. Hiện hai địa bàn thực hiện thí điểm là xã Phú Cường; phường Khương Trung và nơi đây đang tập trung tuyên truyền với nhiều hình thức; nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, gắn việc thực hiện bộ tiêu chí với việc bình xét các danh hiệu văn hóa và thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử của thành phố”.

Ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở VHTTDL An Giang cho biết: “Sở đã yêu cầu các cơ quan; đơn vị và nhân dân của các xã cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Gắn nội dung Bộ tiêu chí vào nhiệm vụ chính trị của cơ quan; đơn vị để thường xuyên phổ biến quán triệt trong cán bộ, công chức, viên chức”

Tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa; nội dung của Bộ tiêu chí và kết quả triển khai thực hiện trên hệ thống truyền thanh. Cổ động trực quan, lồng ghép trong sinh hoạt của các Câu lạc bộ đờn ca tài tử; các hình thức phù hợp khác.

Mỗi địa phương đã khéo léo lồng ghép việc tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Bằng việc nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình Phòng chống bạo lực gia đình; câu lạc bộ Cha mẹ, CLB Gia đình phát triển bền vững khuyến khích và nhân rộng các mô hình gia đình phát triển bền vững như: Gia đình làm kinh tế giỏi; gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, gia đình hiếu học… tạo điều kiện cho gia đình có đủ năng lực để thực hiện tốt các chức năng cơ bản của mình.

Gia đình rất cần kỹ năng giao tiếp ứng xử

Bà Nguyễn Thị Lộc, 63 tuổi ở phường Phú Thuận (Thừa Thiên Huế) chia sẻ: “Những nội dung của Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình rất quan trọng; có ích và cần thiết cho từng thành viên trong gia đình. Trong môi trường xã hội như hiện nay. Việc phát triển nhưng cũng kèm theo nhiều vấn đề tiêu cực nhất là lối ứng xử với nhau. Bản thân tôi là người vợ, người mẹ, người bà nên tôi rất quan tâm để thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”.

Trưởng thôn Thanh Chiểu (Ba Vì, Hà Nội) Nguyễn Khắc Thiện cho biết: Thanh Chiểu có 849 hộ dân. Trong đó có tới 30% gia đình sống bốn thế hệ trong nhà, gia đình “tam đại đồng đường” thì rất nhiều. Trước đây, nhiều ông chồng cứ uống rượu vào là quậy phá; đánh vợ, nhưng những năm gần đây do tuyên truyền về công tác gia đình. Đặc biệt là triển khai Bộ tiêu chí; thôn Thanh Chiểu không còn có những vụ như ly hôn từ nguyên nhân bạo lực gia đình nữa.

Dân ký cam kết thực hiện Bộ tiêu chí
Dân ký cam kết thực hiện Bộ tiêu chí

NSƯT Quang Khải chia sẻ về việc nuôi dạy con cái

Giới nghệ sĩ cũng rất hào hứng với việc ban hành Bộ tiêu chí. Chia sẻ về việc nuôi dạy con cái; đây không phải là chuyện dễ dàng đối với những vợ chồng trẻ hiện nay. NSƯT Quang Khải, Phó đoàn phụ trách đoàn thể nghiệm Nhà hát Cải lương VN cho biết: “Tôi luôn chú trọng vào giáo dục thể chất và kỹ năng sống; học võ, học bơi, biết nói lời cảm ơn xin lỗi; biết gọn gàng ngăn nắp.

Tôi muốn con mình chủ động, tự lập trong việc đi học đến việc giúp đỡ bố mẹ trong nhà. Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình của Bộ đặt ra những tiêu chí; nó khiến mỗi người ý thức hơn trong quan hệ ứng xử trong gia đình”.

Phát hành cam kết thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”

Mỗi địa phương phát động thí điểm thì mỗi địa điểm có tầm 300 hộ dân ký cam kết thực hiện Bộ tiêu chí. Ước tính còn gần 10.000 hộ dân đã ký cam kết thực hiện. Đối với công tác gia đình nói chung; việc thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình không chỉ ngày một ngày hai là có thể thực hiện.

 Chính vì vậy không chỉ 1 năm là có ngay được những kết quả rõ rệt. Mà các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương. Mà cho tới từng cá thể trong mỗi gia đình phải rất nỗ lực; mới có thể tạo nên một nếp nhà ứng xử chuẩn mực theo những tiêu chí đặt ra.

Thời gian qua, tình trạng xuống cấp, suy thoái văn hóa; đạo đức được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Ban hành Bộ tiêu chí là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đạo đức; lối sống từ trong mỗi gia đình, nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho một xã hội lành mạnh; văn minh.

Nguồn: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *