Triển lãm “100 năm Bùi Xuân Phái – Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp”

Giải Trí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh
Mất:4 phút, 21 giây để đọc

Nhắc đến tranh sơn dầu thì ắt hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến ngay cố họa sĩ Bùi Xuân Phái ( 1920 – 1988). Ông là một danh họa tầm cỡ thế giới. Cuộc đời ông nổi tiếng nhất với tác phẩm “Phố cổ Hà Nội” hay còn gọi là Phố Phái. Ông là một họa sĩ dành cả cuộc đời cho nghệ thuật. Là người nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn đến hội họa Việt Nam nói chung và dòng tranh sơn dầu nói riêng.

Buổi triển lãm mang tên danh họa

Mặc dù trải qua cuộc sống đời thường với vô vàn khó khăn, vất vả. Nhưng ngọn lửa tình yêu trong ông dành cho nghệ thuật không bao giờ tắt. Ông khao khát thể hiện vẻ đẹp đời thường bằng những nét vẽ cọ. Để tưởng nhớ đến những đóng góp lớn của ông dành cho nền nghệ thuật nước nhà và thế giới. Cũng như kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1920 – 2020). Họa sĩ Văn Dương Thành và các tác giả nhí đã tổ chức trưng bày 100 tác phẩm khắc hoạ cuộc đời, chân dung của danh hoạ. Buổi triển lãm được diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Được mang tên “100 năm Bùi Xuân Phái – Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp”.

Họa sĩ Văn Dương Thành bên chân dung danh họa Bùi Xuân Phái

Đại biểu phát biểu cảm nhận

Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định. “Đối với Văn Dương Thành, danh hoạ Bùi Xuân Phái luôn là một người thầy đáng kính. Chị tâm niệm chuyển tải sự trân trọng đối với người họa sĩ bậc thầy đến với học trò. Viết lên hành trình hội họa trải qua ba thế hệ. Qua 100 tác phẩm mà phần lớn mới được sáng tác. Người xem sẽ nhận ra hình ảnh Bùi Xuân Phái với các bạn bè thân thiết. Ngôi nhà nơi ông sinh ra, những dãy phố cổ liêu xiêu mà ông yêu mến,…

Đặc biệt, những bức tranh do các tác giả nhí sáng tác đạt giá trị mỹ thuật sâu sắc. Kiến thức hội họa vững vàng và mỗi cây bút thể hiện một cá tính mạnh mẽ. Chân dung danh họa Bùi Xuân Phái được các em thể hiện rất sâu, đẹp, đầy tâm hồn. Và hình ảnh phố cổ Hà Nội – nơi ông sinh ra được diễn tả sinh động. Với những màu sắc khi mạnh mẽ đối lập, khi êm ái dịu dàng”.

Người thầy cho thế hệ mai sau

Dù chưa một ngày được họa sĩ Bùi Xuân Phái trực tiếp dạy học. Nhưng họa sĩ Văn Dương Thành luôn coi ông là người thầy tinh thần. Họa sĩ Văn Dương Thành chia sẻ: “Người thầy lớn của chúng tôi trong cuộc đời luôn hiền dịu, vị tha, thể chất mong manh. Nhưng trong hội họa ông luôn mạnh mẽ, không khoan nhượng. Ông luôn hướng tới cái đẹp và sứ mệnh cao quý của người nghệ sĩ đối với nghệ thuật và dân tộc. Bởi thế Bùi Xuân Phái chiếm được tình thương yêu và ngưỡng mộ của hàng triệu trái tim…”.

Theo họa sĩ, người thưởng thức từ làng quê, các lứa tuổi đến các tri thức, viện bảo tàng, nhà đấu giá quốc tế đều xúc động khi xem những nét bút run rẩy của Bùi Xuân Phái trên những tấm bìa nhỏ, hộp diêm, cái quạt rách và tờ báo cũ. Chính ông đã truyền đạt cho chúng ta nghệ thuật chân chính. Là làm rung cảm và chạm đến trái tim của người xem. Là chuyển tải thông điệp của người vẽ đến người thưởng thức qua hình thức hội họa đầy cá tính riêng biệt và chân thực.

Thành công của buổi triển lãm

Các tác phẩm của họa sĩ Văn Dương Thành không chỉ khắc hoạ chân dung danh hoạ Bùi Xuân Phái. Mà còn ghi lại những địa danh của Hà Nội. Những nơi mà thầy trò đã từng đến vẽ như Văn Miếu, Chùa Trấn Quốc, Quán Thánh…

Với bút pháp biểu hiện và trừu tượng có gợi hình riêng biệt. Màu sắc đối chọi mạnh mẽ và lộng lẫy cho đến rất nhẹ nhàng, êm ái. Hoạ sĩ Văn Dương Thành còn ghi lại chân dung của những người mà danh họa yêu mến như thi hào Pushkin, Chopin, Mahatma Gandhi, Constantin Brancusi,…

Tác phẩm tại buổi triển lãm

Buổi triển lãm còn mang tới những tác phẩm đặc sắc của các họa sĩ “nhí” là những học trò nhỏ của nữ họa sĩ.

Trong khuôn khổ triển lãm, sáng 14.12, họa sĩ Văn Dương Thành cùng 4 học trò tổ chức một buổi workshop hướng dẫn vẽ tranh dành cho các em học sinh.

Triển lãm “100 năm Bùi Xuân Phái: Tranh Dương Văn Thành và thế hệ nối tiếp” diễn ra từ ngày 10-21.12.

Nguồn: Báo Văn Hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *