“Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng đỉnh cao của quân và dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Trận chiến có ý nghĩa to lớn, buộc Đế quốc Mỹ phải chấp nhận đặt bút ký vào Hiệp định Paris. Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Sau hơn 40 năm nhìn lại, ta càng thấy tự hào về ý nghĩa lịch sử trận chiến đem lại. Để kỷ niệm chiến thắng huy hoàng ấy. 48 năm Điện Biên Phủ trên không (12/1972 – 12/2020). 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ, ngày Di sản văn hóa Việt Nam, ban quan lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc trưng bày mang tên “Để bầu trời mãi xanh” vào sáng nay 23/11.
Mục lục
Buổi triển lãm mang tên “Để bầu trời mãi xanh”
“Để bầu trời mãi xanh” đã tái hiện một phần ký ức đầy gian khổ mà hào hùng bộ đội và dân ta. Đó là cảnh Miền Bắc phải hứng chịu biết bao mưa bom, bão đạn trong 2 đợt chiến tranh phá hoại của Quân đội Mỹ. Bằng bản lĩnh, trí tuệ, tình yêu Tổ Quốc, quân và dân ta lại tỏa sáng thêm một lần nữa làm nên chiến thắng chấn động địa cầu.
Những hình ảnh trong buổi triển lãm
Đến với trưng bày, du khách sẽ bắt gặp Giữ vững biển trời kể câu chuyện về bản lĩnh, trí tuệ của nhân dân miền Bắc Việt Nam trong hai đợt chiến tranh phá hoại của quân đội Mỹ. Đó là cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân. Người hy sinh thân mình để bảo vệ học sinh trong trận ném bom của Không quân Mỹ vào Trường cấp II Thụy Dân (Thái Bình) ngày 21.10.1966. Là các chiến sĩ phòng không bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Với khẩu hiệu “thà gục trên mâm pháo, quyết không để cầu gục”…
Sự chung sức, đồng lòng ấy đã đem lại những chiến công vang dội. Trong hơn 4 năm (từ 8.1964 đến tháng 11.1968). Các lực lượng phòng không miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay. Bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến Mỹ. Buộc Mỹ tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại trên toàn miền Bắc vào ngày 1.11.1968.
Nội dung chương trình Nối hai bờ đại dương
Nội dung Nối hai bờ đại dương giới thiệu về những nỗ lực của Chính phủ và nhân dân hai nước. Hàn gắn vết thương chiến tranh với nhiều dấu mốc quan trọng. Trong đó, phải kể đến những sứ giả hòa bình. Như Thượng nghị sĩ John Sidney McCain (cựu phi công Mỹ từng sống tại Trại giam Hỏa Lò năm 1966 – 1973). Ngoại trưởng John Kerry từng tham chiến ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 1968. Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam Douglas Brian Peterson (cựu phi công Mỹ từng sống tại Trại giam Hỏa Lò năm 1966 – 1973). ông Bobby Muller, người sáng lập Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVA)…
Ngày 9.3.1973, Chính phủ Việt Nam thành lập Cơ quan tìm kiếm người mất tích (VNOSMP). Đến năm 1988, VNOSMP đã đơn phương tìm và trao trả cho phía Hoa Kỳ 302 bộ hài cốt quân nhân Mỹ. Hơn 3 thập kỷ qua (1989 – 2020). Công cuộc tìm kiếm hài cốt các quân nhân mất tích ở Việt Nam (MIA) vẫn chưa dừng lại. Đã và đang phần nào xoa dịu nỗi đau trong bao gia đình Việt Nam và Hoa Kỳ.
Cảm nhận du khách tại triển lãm ” Để bầu trời mãi xanh”
Tại trưng bày, lần đầu tiên du khách sẽ được trải nghiệm tham quan bằng audio guide (thuyết minh tự động). Các câu chuyện được thể hiện qua giọng kể truyền cảm. Kết hợp với hiệu ứng âm thanh sống động: tiếng bom rơi, tiếng súng nổ, tiếng máy bay. Giọng đọc quen thuộc của phát thanh viên xen với tiếng kẻng, tiếng còi báo động phòng không. “Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý!…”… Bên cạnh đó, du khách được lắng nghe, cảm nhận các câu chuyện. Lần lượt trải qua các cung bậc cảm xúc. Từ xót xa đến khâm phục tinh thần, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam. Tự hào về truyền thống nhân văn của dân tộc . Khi đối xử với phi công Mỹ bị bắt giam trong chiến tranh và mở rộng vòng tay. Cùng chung sức khắc phục những hậu quả chiến tranh…
Tại buổi khai mạc, du khách sẽ được gặp gỡ những phi công năm xưa. Những người đã bắn rơi những “bóng ma” trên bầu trời miền Bắc. Những cán bộ quản giáo làm công tác bảo vệ và chăm sóc phi công Mỹ tại khách sạn Hilton Hà Nội (1964-1973). Những người dân đã vượt qua những ngày Hà Nội “đất rung, ngói tan, gạch nát”. Bên cạnh đó, nhiều tài liệu, hiện vật gợi nhớ đến ký ức trận “Điện Biên Phủ trên không”. Liên quan đến các phi công Mỹ từng bị bắt giam tại Nhà lao Hỏa Lò cũng được giới thiệu.
Nguồn: Báo Văn Hóa