Ngầy 11/12 vừa qua, Hà Nội tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu cho 26 sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố năm 2020 cho 19 doanh nghiệp trên địa bàn.
Mục lục
Vinh danh 19 doanh nghiệp
Năm 2020, có 50 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đăng ký tham gia xét công nhận sản phẩm chủ lực. Các sản phẩm đăng ký năm nay chủ yếu thuộc nhóm công nghiệp công nghệ cao; nhóm xuất khẩu chủ lực…Vượt qua nhiều doanh nghiệp; 19 doanh nghiệp với 26 sản phẩm được thành phố tôn vinh và trao tặng danh hiệu. Trong đó, có 6 doanh nghiệp với 10 sản phẩm lọt vào Top 10 Sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Sau 3 năm liên tiếp tổ chức ghi nhận, vinh danh các doanh nghiệp trên địa bàn; Hà Nội đã vinh danh 77 doanh nghiệp với 117 sản phẩm đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực. Tổng doanh thu của 77 doanh nghiệp này năm 2020 đạt gần 200.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 22.000 tỷ đồng. Ngoài ra, 10 doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được vinh danh và trao danh hiệu trong buổi lễ như: Canon, Panasonic, ToTo…
Trong đó, 1 doanh nghiệp có doanh thu năm 2019 đạt hơn 40.000 tỷ đồng; 7 doanh nghiệp doanh thu hơn 5.000 nghìn tỷ đồng và 14 doanh nghiệp có doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Ngoài các doanh nghiệp trong nước còn có 10 doanh nghiệp FDI với các thương hiệu toàn cầu như TOTO, CANON, PANASONIC…
Thúc đẩy phát triển
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng cho biết: Các doanh nghiệp tham gia chương trình đã nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao mức độ tự động hóa. Vì vậy, các sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP Hà Nội bảo đảm tính cạnh tranh cao; phát huy giá trị truyền thống; định hướng cho các sản phẩm cùng loại; góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội được tham gia và thụ hưởng các chương trình, chính sách hỗ trợ của thành phố như: Tuyên truyền quảng bá, tôn vinh sản phẩm; ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến, khuyến công; hỗ trợ phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực của thành phố; được sử dụng logo của Chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực phục vụ các hoạt động quảng bá; giới thiệu sản phẩm trong các hoạt động của doanh nghiệp…
“Việc công nhận và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp chủ lực đã góp phần tăng giá trị thương hiệu; qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển bền vững. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi và luôn đồng hành của thành phố với các doanh nghiệp trong quá trình phát triển đi lên”, ông Đàm Tiến Thắng nhấn mạnh.
Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
Phát biểu tại Lễ tôn vinh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, việc triển khai các chương trình; kế hoạch nhằm hỗ trợ; thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực còn nhiều hạn chế; chủ yếu mới lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch khác. Vì thế, thành phố giao Sở Công Thương chủ trì nghiên cứu; tham mưu thành phố các cơ chế; chính sách hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực. Các sở, ban, ngành hằng năm xây dựng các nội dung hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực trong các chương trình, đề án, kế hoạch của đơn vị.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, trong thời gian tới các doanh nghiệp có trách nhiệm phát triển chiến lược sản xuất kinh doanh; cải tiến mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp. Từ đó, tối ưu hóa các nguồn lực đầu vào và nâng cao hiệu quả; năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nhằm mở rộng thị trường trong nước; đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và hội nhập kinh tế./.
Nguồn: kinhtedothi.vn